| Hotline: 0983.970.780

Luân canh 1 vụ bắp, 2 vụ lúa

Thứ Tư 18/03/2015 , 09:26 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Tê ở ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An bắt đầu khởi nghiệp cách đây khoảng 20 năm, gia đình ông chuyên SX lúa, với diện tích khoảng 1,7 ha.

Do đặc điểm vùng đất Đức Huệ là vùng đất xám bạc màu, nhiễm phèn, có những nơi nhiễm phèn nặng không thể SX nông nghiệp. Lúc đầu ông trồng lúa 1 vụ, do đất nhiễm phèn nặng nên một vài năm đầu thất thu, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Với bản chất là một nông dân cần cù, chịu khó học hỏi và đam mê KHKT, ông đã tìm đến các cơ quan khuyến nông địa phương. Cụ thể là Trạm Khuyến nông huyện để học hỏi kỹ thuật trong SX lúa. Từ đó, ông đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo đất, tháo chua, rửa phèn, áp dụng KHKT vào canh tác lúa, dần dần chuyển đất lúa canh tác 1 vụ sang canh tác 2 vụ/năm, năng suất lúa cải thiện rõ rệt, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn trước.

Với bản chất cần cù, ham học hỏi, kết hợp với những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và từ các cuộc hội thảo, hội nghị về nông nghiệp; ông nhận thấy đối với độc canh cây lúa thì khi áp dụng đầy đủ tiến bộ kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế cũng chỉ đạt mức giới hạn, do năng suất không thể tăng thêm khi đạt mức tối đa.

Ông cho biết, với diện tích 1,7 ha lúa thì gia đình ông khó cải thiện thêm thu nhập nếu chỉ đơn thuần độc canh cây lúa; thêm vào đó, giá lúa những năm gần đây thường không ổn định, lợi nhuận không cao.

"Để nâng cao hiệu quả trồng bắp cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, chuyển giao KHKT, đầu tư cơ giới hóa từ khâu tỉa, hái trái, nhất là khâu phơi sấy làm khô hạt bắp sau thu hoạch", ông Tê nói.

Năm 2003, với thông tin có được từ ngành nông nghiệp và qua tham quan thực tế nhiều nơi, ông đã quyết định thử trồng bắp ở vụ ĐX, 2 vụ tiếp theo trồng lúa để rút kinh nghiệm, kết quả năm đầu cho thấy ngoài thu nhập từ 2 vụ lúa, ông có thêm thu nhập từ cây bắp ước tính lời gấp 1,5 lần so với trồng lúa.

Từ kết quả này, ông mạnh dạn duy trì trồng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp, thu nhập của gia đình dần được cải thiện nhiều, cuộc sống sung túc hơn so với trước đây. Năm 2014, ông tiến hành trồng trong vụ HT với 1,7 ha bắp lai gồm hai giống CP 888, DK 901, sau 3 tháng canh tác thu hoạch năng suất đạt 6 tấn/ha.

Ước tính chi phí cho 1 ha bắp lai khoảng 15,3 triệu đồng, giá bán 6.800 đồng/kg, thu được 40,8 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 25,5 đồng/ha, tính ra lợi nhuận cao hơn trồng lúa khoảng gấp 2 lần.

Ông cho biết thêm: "Qua thực tế SX, tôi nhận thấy để trồng bắp lai trong vụ HT đạt hiệu quả cao thì cần lên liếp, đào mương nhỏ xung quanh ruộng để thoát nước nhanh khi mưa lớn tránh động nước ở nơi trũng. Chọn giống có chiều cao cây thấp dưới 2 m để hạn chế đổ ngã.

Khi gieo hạt, nên theo dõi diễn biến thời tiết nắng nhiều là thích hợp, tránh gặp mưa ảnh hưởng khả năng nẩy mầm và tăng trưởng sau này. Đầu tư phân bón thấp hơn vụ ĐX, do lượng mưa đều, rễ hấp thu phân bón tốt và giảm chi phí bơm tưới. Tỉ lệ sâu bệnh thấp, mức độ gây hại không đáng kể nên giảm chi phí thuốc BVTV.

Vụ HT trên vùng đất gò huyện Đức Huệ có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa hiệu quả thấp sang phát triển cây bắp hiệu quả cao hơn với hình thức luân canh, rất phù hợp với tình hình diễn biến thời tiết khi lượng mưa hàng năm giảm dần".

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hàng trăm ha lúa có nguy cơ thiệt hại hoàn toàn do hạn mặn

SÓC TRĂNG Xâm nhập mặn thời gian qua khiến hàng trăm ha lúa hè thu 2024 đã xuống giống ở xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm) không có nước tưới, nguy cơ thiệt hại hoàn toàn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.