| Hotline: 0983.970.780

Lực lượng kiểm lâm 19 tỉnh, thành liên kết bảo vệ, phát triển rừng

Thứ Sáu 11/11/2022 , 20:47 (GMT+7)

Chi cục Kiểm lâm Vùng I đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh khu vực phía bắc đã đem lại hiệu quả trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Hội nghị đánh giá kết quả việc phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Vùng I với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hội nghị đánh giá kết quả việc phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Vùng I với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, trên toàn khu vực phía Bắc, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đã giảm 105 vụ so với cùng kỳ năm 2021, tương đương giảm gần 3,8%.

Cháy rừng giảm cả về số vụ cháy và diện tích bị thiệt hại, với 33 vụ, giảm 82 vụ (tương đương với giảm 71,3%); diện tích do cháy rừng 37,6 ha, giảm 150,3ha (tương đương giảm 80%); vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng là 315 vụ, giảm 15 vụ (tương đương giảm 4,55%).

Tuy nhiên việc phá rừng trái pháp luật xảy ra tới 1.315 vụ, diện tích bị thiệt hại lên đến hơn 363 ha, so với năm 2021 tăng 335 vụ và diện tích rừng tăng 115.6 ha.

Tình trạng phá rừng trái pháp luật hiện nay còn diễn ra phức tạp, nhất là ở những nơi còn nhiều rừng tự nhiên. Tại một số tỉnh xuất hiện điểm nóng về phá rừng trái pháp luật.

Tuy nhiên các vụ việc được phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời nhờ sự nỗ lực của lực lượng Kiểm lâm và các ngành chức năng của địa phương.

Sau đó đã xử lý kiên quyết, nghiêm minh, góp phần ngăn chặn hiệu quả các điểm phá rừng, không để bùng phát trên diện rộng.

Việc xác minh, điều tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp được tiến hành nhanh chóng, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Số vụ vi phạm pháp luật không xác định được chủ vi phạm đã giảm, thể hiện tinh thần quyết tâm xử lý vi phạm của lực lượng thực thi công vụ.

Trong 10 tháng của năm 2022, đã xử lý 2.518 vụ, tích thu gần 1.900m3 gỗ, thu nộp ngân sách là hơn 22 tỷ đồng.

Về công tác phát triển rừng, toàn vùng sảm xuất được khoảng 684 triệu cây giống, trồng rừng tập trung được trên 90.000 ha, trồng phân tán đạt trên 26 triệu cây; khai thác gỗ đạt trên 4,5 triệu m3 và các lâm sản phụ khác.

Ngày càng nhiều mô hình phát triển rừng bền vững ở các tỉnh như Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơm, Quảng Ninh, Bắc Giang và Bắc Kạn.

 Một mô hình phát triển rừng có hiểu quả cao tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

 Một mô hình phát triển rừng có hiểu quả cao tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên; tham mưu hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cấp thẩm quyền thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương.

Qua nắm tình hình, việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách và văn bản chỉ đạo ở địa phương đảm bảo kịp thời, tạo lên sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ rừng, phồng cháy chữa cháy rừng và thi hành pháp luật về Lâm nghiệp.

Chi cục Kiểm lâm địa phương đã tham mưu ban hành chương trình, kế hoạch hành động cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng.

Chi cục Kiểm lâm các tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo văn bản chỉ đạo của Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng I. 19/19 Chị cục đảm bảo số liệu báo cáo tuần, tháng, báo cáo đột xuất, nên thuẩn lợi cho việc tổng hợp báo cáo về cấp trên.

Việc trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo được thực hiện linh hoạt qua văn bản, internet, đáp ứng yêu về chát lượng, chính xác, kịp thời.

Ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I đánh giá việc phối hợp giữa các Chi cục Kiểm lâm đã đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I đánh giá việc phối hợp giữa các Chi cục Kiểm lâm đã đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Phát biểu tại Hội nghị thực hiện quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm Vùng I với Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc được tổ chức vào ngày 11/11 tại thành phố Thái Nguyên, ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I thông tin:

Trong năm 2022, Kiểm lâm Vùng I đã thông tin, ban hành 20 văn bản gửi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các văn phảm quy phạm pháp luật của Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương trong công tác quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về Lâm nghiệp.

Chi cục Kiểm lâm Vùng I đã thực hiện 42 đợt dự báo, cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng đăng lên Website giúp các địa phương có thêm thông tin tham khảo, kịp thời xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy rừng.

Về vấn đề vi phạm pháp luật Lâm nghiệp, ông Triển nói, tình trạng người dân phá rưng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên tuy ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát nhưng hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Nhiều trường hợp phá rừng, đốt rừng tự nhiên là để trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây có chủ đích; Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng cho phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương gây áp lực lên công tác bảo vệ rừng.

Ngoài ra, cũng thừa nhận việc cán bộ Kiểm lâm còn hạn chế trình độ công nghệ, thiếu đào tạo, tập huấn thường xuyên; hạ tầng tin học còn thiếu và lạc hậu.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm