| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Thứ Sáu 26/04/2024 , 07:30 (GMT+7)

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Trong cả chu kì sống, mía cần nhiều nhất là kali, kế đến là đạm và lân.

Trong cả chu kì sống, mía cần nhiều nhất là kali, kế đến là đạm và lân.

Tại vùng mía 900ha thuộc xã Thành An, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, vụ mía 2023-2024, năng suất đạt 80-85 tấn/ha. Đây được xem là năng suất tốt trên vùng đồi, phụ thuộc hoàn toàn vào “nước trời” mà chất đất đã suy thoái sau nhiều năm bà con thâm canh trồng mía.

Nằm giáp ranh giữa Tây Nguyên và Trung bộ, vùng mía An Khê, hầu hết đều sinh trưởng phụ thuộc vào lượng nước mưa hàng năm. Nên việc bón phân cho cây mía trồng mới hay tái gốc đầu vụ gặp nhiều trở ngại, nhất là trong mùa khô năm nay, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao so với các năm trước.

Theo các nhà khoa học, các số liệu nghiên cứu cho thấy, đất nơi đây cũng khá chua, pH thấp chỉ vào khoảng 4,3 - 4,5 đã ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây mía.

Ngoài ra, hàm lượng hữu cơ trong đất thấp, chỉ ở mức 1 - 1,5%, thấp hơn 1 nửa chỉ số hữu cơ cần có là 3%. Trong khi, tập quán canh tác đốt lá mía ở cuối vụ khiến bà con mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng có thể tận dụng được từ nguồn lá này để bổ sung trở lại cho đất.

Các nhà khoa học cho biết, mía là loại cây trồng hàng năm có năng suất sinh học thuộc loại cao nhất, có thể lên đến trên 200 tấn/ha. Trong đó, nến trung bình năng suất đạt 100 tấn/ha, cây mía sẽ lấy đi khoảng 120 kg đạm (N), 70 kg lân (P₂O­­5), 200 kg kali (K₂O), 80 kg Ca, Mg…

Như vậy, có thể thấy, trong cả chu kì sống, mía cần nhiều nhất là kali, kế đến là đạm, lân là ít nhất. Tuy nhiên, tập quán canh tác, bà con lại bón quá nhiều lân so với nhu cầu thực của cây, nhất là ở giai đoạn đầu, khi bà con dùng lân để cải tạo độ chua cho đất. Trong khi đó lại chưa chú ý bón đủ kali để cho cây phát triển và tăng chữ đường.

Đoàn cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Phân bón Bình Điền đang nghiên cứu về nhu cầu hấp thụ phân bón trên cây mía. 

Đoàn cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Phân bón Bình Điền đang nghiên cứu về nhu cầu hấp thụ phân bón trên cây mía. 

Để canh tác mía hiệu quả ở vùng đất đồi nghèo dinh dưỡng, phụ thuộc vào “nước trời” ở khu vực miền Trung và các vùng giáp ranh, các nhà khoa học khuyến cáo, bà con cần chú ý:

- Cải tạo độ chua đất bằng cách bón vôi hoặc phân bón Bio canxi. Trong đó, Bio canxi, là phân bón cải tạo đất có bổ sung vi sinh vật vừa giúp cải tạo đất vừa giúp hỗ trợ phân hủy lá mía sau thu hoạch, từ đó, sẽ giúp bổ sung lượng lớn hữu cơ và chất dinh dưỡng lại cho đất. Cụ thể, theo nghiên cứu và tính toán của các nhà khoa học, với khối lượng 15-20 tấn lá mía, sẽ có đến hơn 90% chất hữu cơ (vào khoảng 16-18 tấn hữu cơ).

Về chất khoáng NPK, sẽ vào khoảng 160kg Đạm (N); Lân (P₂O­­5) vào khoảng 45kg ; Kali (K₂O) sẽ vào khoảng 300kg. Vì vậy, việc tận dụng nguồn lá mía sau thu hoạch để hoàn trả lại cho đất bằng các loại phân bón cải tạo đất có bổ sung vi sinh vật sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng pH đất, đồng thời cung cấp hữu cơ và chất dinh dưỡng cho đất.

- Bà con cũng có thể dùng bã bùn mía để bổ sung hữu cơ cho đất.

Phân bón Bình Điền có nhiều loại chuyên dùng trên cây mía giúp mía cho năng suất, chữ đường cao.

Phân bón Bình Điền có nhiều loại chuyên dùng trên cây mía giúp mía cho năng suất, chữ đường cao.

- Đồng thời, suốt quá trình sinh trưởng cây mía, để đảm bảo năng suất và chữ đường, bà con cần cung cấp đủ dinh dưỡng đúng giai đoạn sinh trưởng của cây, tương ứng 3 lần bón phân cho mía:

- Lần 1, lúc đặt hom, hoặc khi tái gốc: bón phân Đầu Trâu NPK 16-16-8-6S+TE, lượng bón 150-250kg/ha; hoặc phân chuyên dùng Đầu Trâu Đẻ Nhánh

- Lần 2, lúc nhảy chồi, đẻ nhánh (1,5-2 tháng): bón theo tỉ lệ đạm cao nhất, kế đến là lân, và kali thấp nhất như phân bón Đầu trâu Mía 1, lượng bón 350-500kg/ha; hoặc phân chuyên dùng Đầu Trâu Đẻ Nhánh.

- Lần 3, lúc vươn lóng (4-5 tháng): Bón theo tỉ lệ kali cao nhất, kế đến là đạm, và lân là thấp. Như phân Đầu trâu Mía 2, lượng bón 400kg/ha; hoặc phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Vươn Lóng.

Về cách bón, cần đặc biệt chú ý, đối với vùng đất đồi nghèo dinh dưỡng, trồng mía không tưới vì phụ thuộc vào “nước trời” ở khu vực miền Trung và các vùng giáp ranh, bà con cần bón phân sâu vào trong đất (có thể dùng máy cày) để “điều khiển” rễ mía ăn sâu vào đất giúp tăng khả năng chịu hạn cho cây. Đồng thời, cách bón này cũng giúp hạn chế mất phân do bay hơi, hoặc rửa trôi.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.