| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý thời vụ, phòng trừ sâu bệnh hại chuối năm 2023 tại Lào Cai

Thứ Năm 30/03/2023 , 18:35 (GMT+7)

Để cây chuối phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, nông dân cần lưu ý về thời vụ, cơ cấu giống và một số loại sinh vật hại chính trên cây chuối năm 2023.

Hiện nay, tổng diện tích chuối tại Lào Cai khoảng 3.380ha, trong đó diện tích trồng mới 1.055ha, diện tích cho thu hoạch 2.474ha, sản lượng đạt khoảng 61.318 tấn.

Đến nay, Lào Cai đã cấp được 14 mã vùng trồng, 8 cơ sở đóng gói nông sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh và 215ha chuối VietGAP. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối của Lào Cai chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.

Để cây chuối phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh, bà con nông dân cần lưu ý về thời vụ, cơ cấu giống và một số loại sinh vật hại chính trên cây chuối năm 2023 như sau:

Bọ giáp hại trên lá bắc và quả non gây ra vô số sẹo trên quả chuối

Bọ giáp hại trên lá bắc và quả non gây ra vô số sẹo trên quả chuối. Ảnh: Phạm Hiền.

- Về thời vụ: Cây chuối thời vụ có thể bố trí trồng quanh năm tuỳ thuộc vào ẩm độ và khả năng cung cấp nước tưới cho cây. Thực hiện trồng mới chuối vào 2 vụ trồng chính trong năm là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).

- Cơ cấu giống: Chủ yếu sử dụng giống chuối tiêu xanh, chuối tây, chuối ngự Đại Hoàng…

- Một số loại sinh vật hại chính trên cây chuối:

Sâu đục thân, đục củ chuối: Phát sinh gây hại quanh năm, nhất là trên các vườn chuối trồng lâu năm, vệ sinh chăm sóc kém.

Bọ giáp (bọ cánh cứng gặm vỏ quả): Gây hại quanh năm trong vườn chuối, phát triển sinh sản mạnh trong mùa mưa, thường hại nặng trong các vườn chuối già cỗi, lâu năm, chăm sóc kém.

Bệnh héo rũ Panama phát sinh gây hại trên các nương trồng thâm canh lâu năm, đặc biệt bệnh sẽ lây lan nhanh sau các đợt mưa kéo dài. Ngoài ra bệnh cháy lá, sâu đục thân, bọ nẹt… gây hại rải rác.

Bà con cần dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, cây trồng để chủ động phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tránh để lây lan ra diện rộng.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.