| Hotline: 0983.970.780

M-1 NĐ của "hổ tử" có địch nổi BC15 của "hổ phụ"?

Thứ Tư 15/10/2014 , 09:18 (GMT+7)

Một xã được tặng mấy tạ giống M-1 NĐ để làm thử, vừa nhận vừa… run, thế mà sau các ông xóm trưởng nhìn thích mê, bà con nông dân nhìn cũng thích mê...

Hai cha con họ cùng đi theo một hướng chọn tạo giống lúa thuần năng suất, chất lượng. BC15, giống của người cha nổi tiếng đến mức hầu như giống lúa nào cũng lấy nó làm tham chiếu. Liệu giống lúa mới của người con có vượt qua nổi cái bóng khổng lồ ấy?

Đó là một buổi sáng đầu năm 1996. Đã mưa xuân nhưng trời vẫn còn rét tê, rét tái. Khi ra đồng xem giống lúa 13/2, ánh mắt kỹ sư Đặng Tiểu Bình, cán bộ Trung tâm Khảo nghiệm - Khuyến nông tỉnh Thái Bình chợt sáng bừng lên khi phát hiện ra một sự lạ.

Vây xung quanh bởi nhiều khóm lúa đã chết rét, đã lụi tàn là một khóm lúa hình dáng khác biệt, bông sai trĩu trịt, hạt mẩy tròn căng. Đó phải chăng là tiền đề để chọn tạo ra một giống mới?

Ý nghĩ ấy cứ bám riết trong đầu ông Bình nên ông mang cả khóm về nghiên cứu. Qua nhiều vụ, nhiều năm gieo cấy, chọn lọc từ những hạt giống ban đầu, BC15 thành hình và trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình.

Gần 20 năm sau, Đặng Đức Ninh, con trai ông Đặng Tiểu Bình sau bao tháng ngày cặm cụi chọn tạo giống cũng cho ra đời một giống lúa thuần mới. Thấy được tiềm năng, Cty TNHH Cường Tân (Nam Định) đã đánh tiếng và mua bản quyền giống này với giá 3,2 tỷ đồng.

3,2 tỷ đồng có lẽ cũng là một trong những cái giá kỷ lục nhất trả cho thương vụ bản quyền lúa thuần. Giống được chính thức đặt tên là M-1 NĐ. Anh Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty Cường Tân giải thích M-1 nghĩa là số một ở vụ mùa còn NĐ chính là muốn đóng mác thương hiệu của Nam Định.

Xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh vốn là "rốn" bệnh bạc lá của tỉnh Nam Định. Lúa từ lúc gieo cấy đến thì con gái phát triển bình thường nhưng hễ chuẩn bị trỗ là bạc lá. Lúa bạc lá, người cũng bạc mặt.

Thử nhiều công thức bón phân, thí nghiệm nhiều cách phun thuốc nhưng bệnh tình vẫn không đỡ. Vụ mùa 2012 cả cánh đồng Liêm Hải hầu như không được gặt. Chỉ lác đác vài hạt chắc còn toàn hạt lép. Tính toán ra công gặt, công tuốt không bõ nên bà con bỏ trắng đồng.

Anh Đoàn Văn Biên ở xóm 5 khi thấy anh Sáu đến liền hồ hởi: “Tôi thay mặt bà con cảm ơn anh không phải vì đã cho mỗi nhà vài cân thóc giống mà là giúp họ thu tới mấy triệu ở cuối vụ đấy.

M-1 NĐ chống bạc lá khá tốt lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn những giống lúa trồng đại trà 7 ngày nên "trốn" được lứa rầy và sâu đục thân cuối vụ.

Anh Đoàn Văn Sáu bảo với tôi rằng, bạc lá ở miền Bắc vào vụ lúa mùa là một vấn đề đau đầu. Bởi thế mà anh đã đặt hàng cho nhà khoa học một giống mới với điều kiện thời gian sinh trưởng bằng hoặc ngắn hơn Q5 nhưng năng suất và chất lượng khác hẳn. M1 NĐ chính là kết quả của việc đặt hàng ấy.
Chính anh Sáu khi mua bản quyền giống này cũng ấp ủ giấc mơ có thể cạnh tranh với BC15 trong vụ mùa. Cuộc đấu giữa hai giống cha và con này thế nào chắc chỉ có thời gian là vị trọng tài công minh nhất.

Tính ra mỗi sào bà con tiết kiệm được 40.000đ tiền thuốc rầy, 30.000đ tiền thuốc sâu đục thân, chưa kể một lần công phun giá cũng đắt ngang tiền thuốc nữa. Một nhà tiết kiệm được ít nhưng cả xóm, cả xã cộng lại thì rất lớn. Bình thường đại lý thuốc BVTV nhà tôi mỗi vụ bán 300 - 400 triệu đồng, vụ mùa này giảm gần 100 triệu đấy”.

Rời huyện Trực Ninh, tôi xuống huyện Hải Hậu khảo sát tiếp. Nông dân Đinh Văn Bân ở xóm 9, xã Hải Hưng sau khi cấy M-1 NĐ đã nhận xét ngắn gọn: “Dễ cấy, sạch sâu bệnh, đạo ôn ít, khô vằn đỡ nên năng suất đạt 2,5 tạ/sào trở lên chứ không chịu dưới”.

Anh Nguyễn Ngọc Toản, Chủ nhiệm HTXNN Hải Trung thì bảo cơ cấu giống của xã nhà trước đây Bắc thơm 7 là chủ lực vì cơm ăn ngon. Tuy nhiên Bắc thơm 7 lại có một nhược điểm lớn là bạc lá la liệt, bạc lá trắng đồng. Thấy tình hình bệnh nặng quá người dân lần lượt chuyển sang cấy Bắc thơm 7 kháng bạc lá, Q5… cũng khắc phục được đôi phần.

Vụ vừa rồi Hải Trung được tặng mấy tạ giống M-1 NĐ để làm thử. Cứ như lời thú thật của anh Toản, vừa nhận vừa… run.

Bởi giống mới không dám đưa giống cho dân cấy đành giao hết cho các xóm trưởng, mỗi người vài cân cấy thử, có thất bại cũng đỡ bị dân chửi lút mặt. Phải làm chắc rồi mới bung ra trong dân, quan điểm của Chủ nhiệm HTX là thế.

Cũng may là thực tế thử nghiệm cho thấy M-1 NĐ đẻ nhanh, phát triển khá nổi trội về chiều cao, năng suất tốt và nhất là độ sạch bệnh cao hơn hẳn mấy giống đối chứng.

Các ông xóm trưởng nhìn thích mê, bà con nông dân nhìn cũng thích mê dù công bằng mà nói độ đồng đều của giống chưa thật tốt.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất