| Hotline: 0983.970.780

Măng tây công nghệ cao bén rễ huyện vùng cao

Thứ Sáu 04/06/2021 , 11:00 (GMT+7)

Trong khi nhiều cây trồng khác gặp khó bởi dịch Covid-19 cây măng tây được trồng ở xã Thiện Kế, huyện vùng cao Sơn Dương, Tuyên Quang vẫn đảm bảo đầu ra ổn định.

Toàn xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương hiện có 4ha cây măng tây. Ảnh: ĐT.

Toàn xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương hiện có 4ha cây măng tây. Ảnh: ĐT.

Măng tây được coi là cây trồng có giá trị kinh tế cao, song cũng yêu cầu rất cao về quy trình kỹ thuật. Cây măng tây được đưa vào trồng tại xã Thiện Kế từ năm 2018. Ban đầu, các hộ dân nơi đây chỉ trồng vài sào, sau thấy loài cây này thích nghi tốt với đồng đất địa phương và cho giá trị kinh tế cao nên đã mở rộng diện tích lên 4ha. Giờ cây măng tây đã giúp nhiều hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có thu nhập ổn định.

Ba năm trước, ông Trần Văn Thái là người đã đưa giống măng tây về trồng thử nghiệm ở địa phương. Ông Thái cho biết, trong một lần đi ăn cỗ ở thành phố Tuyên Quang ông được nếm thử loại rau này và thấy vị rất đặc biệt. Khi tìm hiểu ông mới biết đó là cây măng tây, loại rau có nhiều dinh dưỡng. Từ đó ông nung nấu ý định đưa loài cây này về trồng trên đồng đất quê hương.

Sau một thời gian đi tham quan mô hình trồng măng tây ở một số tỉnh miền Bắc, năm 2018 cây măng tây được ông Thái đưa vào trồng trên đất ruộng ở xã Thiện Kế với diện tích vài sào. Sau thấy phát triển tốt và có hiệu quả kinh tế, ông vận động các hộ dân nhân rộng mô hình.

Ông Thái còn cùng một số hộ gia đình đã thành lập Hợp tác xã Thái Thiện có trụ sở tại thôn Làng Thiện để cùng nhau trồng và phát triển cây măng tây. Đồng thời liên kết với doanh nghiệp rau, củ, quả Dũng Hòa ở Hà Nội để bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Trung bình, mỗi sào măng tây người nông dân ở Thiện Kế chi phí đầu tư khoảng 8 triệu đồng, gồm tiền giống, phân bón, dây buộc, cây chống… Cây măng tây đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc khá cầu kỳ, nên người trồng măng tây thường phải là những nông dân cần mẫn bởi thời gian thu hoạch măng tây thường phải từ rất sớm.

Các công đoạn chăm sóc, bón phân, làm cỏ cũng thường kỹ hơn so với cây trồng khác. Giai đoạn mới trồng, người nông dân phải vun cao luống rồi phủ bạt. Cũng vì thế, không phải hộ dân nào cũng có thể trồng và chăm sóc.

Dù nhiều cây trồng gặp khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của Covid-19, nhưng cây măng tây vẫn được tiêu thụ khá ổn định với giá 60.000 - 70.000 đồng/kg, Ảnh: NT.

Dù nhiều cây trồng gặp khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của Covid-19, nhưng cây măng tây vẫn được tiêu thụ khá ổn định với giá 60.000 - 70.000 đồng/kg, Ảnh: NT.

Hiện giá măng tây được thương lái thu mua tại Thiện Kế từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg. Giá này được giữ ổn định thường xuyên trong 3 năm nay. Với giá như thị trường như vậy, sau 1 năm trồng măng tây, trừ chi phí người nông dân ở Thiện Kế có thể thu lãi 20 triệu đồng/sào, cao gấp 10 lần so với trồng lúa.

Gia đình ông Trương Văn Tư, thôn Cầu Xi trồng 5 sào măng tây từ năm 2019 đến nay. Ông Tư cho biết, vất vả nhất đối với người trồng măng tây là việc phòng trừ sâu bệnh bởi loại cây này không được sử dụng thuốc hóa học.

Nếu phát hiện sâu hại thường phải bắt bằng tay, nếu bị hại trên diện tích rộng chỉ được dùng các loại chế phẩm sinh học để diệt. Ông Tư cùng nhiều bà con ở đây có khi phải đứng bắt sâu cho cây dưới nắng suốt nhiều giờ.

Tuy nhiên, cũng nhờ như vậy mà người tiêu dùng không cần lo ngại về thực phẩm không an toàn, cây măng tây ở Thiện Kế luôn tươi sạch với độ giòn ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Với 5 sào măng tây, mỗi năm gia đình ông Tư thu về hơn 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương cho biết, toàn xã Thiện Kế có khoảng 1.600 hộ dân, trong đó số hộ dân là người dân tộc thiểu số như Sán Dìu, Tày, Dao chiếm 70%. Phong trào trồng măng tây đã giúp không ít các hộ dân trong xã nâng cao thu nhập. Đặc biệt trong dịp Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản ở Tuyên Quang gặp khó khăn trong khâu thiêu thụ nhưng cây măng tây của người dân vẫn đảm bảo đầu ra ổn định.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.