| Hotline: 0983.970.780

Masan Group: Năm thứ sáu liên tiếp trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Chủ Nhật 05/08/2018 , 15:15 (GMT+7)

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan Group” và “Công ty”) đã được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong Top 50 Công ty Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2018. Đây cũng là năm thứ sáu liên tiếp Masan Group được nằm trong danh sách này.

Năm thứ sáu liên tiếp Masan Group nằm trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

50 Công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam xếp hạng là danh sách công ty đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất thông qua các chỉ số tài chính được công bố, bao gồm các công ty niêm yết tại sở Giao dịch TP.HCM (HSX) và sở Giao dịch Hà Nội (HNX). Theo thống kê của Forbes Việt Nam, Top 50 công ty năm nay chiếm giá trị vốn hóa 70,8% vốn hóa hai sàn HOSE và HNX. Tổng lợi nhuận của các công ty trong danh sách đạt 106.949 tỉ đồng, tăng 34%.

Masan Group hiện đang là nền tảng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Với lịch sử 22 năm phụng sự người tiêu dùng, hiện nay các sản phẩm của Masan đang ở vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành hàng tiêu dùng với hệ thống phân phối hiệu quả và rộng khắp với gần 300.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần hợp nhất cho nửa đầu năm 2018 của Masan Group là 17.458 tỷ đồng. EBITDA đạt 5.147 tỷ đồng, tăng 38,4% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông công ty nửa đầu năm 2018 là 3.031 tỷ đồng, tăng 566% so với nửa đầu năm 2017. Ngoài ra, hầu hết các công ty con và công ty liên kết của Masan Group đều đạt tăng trưởng hai chữ số.

Masan Consumer Holdings (“MCH”), công ty con của Masan Group, hiện đang là Top 3 công ty đầu tư xây dựng thương hiệu nhiều nhất Việt Nam. Theo báo cáo Brand Footprint 2017, MCH sở hữu 6 trên 10 thương hiệu mạnh về thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam, nhiều nhất trong ngành. Các sản phẩm cao cấp mới mang nhãn hiệu Chin-su, Nam Ngư… hiện đang đóng góp nhiều hơn vào doanh thu nhờ vào chiến lược “premiumization” (cao cấp hóa danh mục sản phẩm) của MCH trong thời gian vừa qua. Doanh thu thuần nửa đầu năm 2018 của MCH đạt 7.526 tỷ đồng, tăng 36,9% so với 5.496 tỷ đồng so với nửa đầu năm 2017.

Doanh thu của Masan Nutri-Science (“MNS”) trong Quý 2/2018 đạt 3.492 tỷ đồng, tăng 9,1% so với 3.201 tỷ đồng trong Quý 1/2018, nhờ vào sự phục hồi của thị trường chăn nuôi. Giá heo hơi hiện đang ở mức khoảng 48.000/kg sẽ được duy trì do nguồn cung thấp. Do giá heo tăng trở lại, các hộ chăn nuôi đã quay trở lại chế độ chăn nuôi chú trọng năng suất. Đây là điều kiện thuận lợi để MNS tăng thị phần với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi năng suất cao mang nhãn hiệu “Bio-zeem”.

Masan Resources (“MSR”) đạt tăng trưởng doanh thu thuần lên 3.239 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018, tăng trưởng 26,6% so với 2.559 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2017. Do nhu cầu lớn và nguồn cung hạn chế giúp duy trì giá vonfram ở mức cao, đồng thời tỷ lệ thu hồi vonfram cao hơn cũng đóng góp vào mức tăng trưởng hai chữ số của MSR.

Việc Techcombank (“TCB”), công ty liên kết của Masan Group, niêm yết thành công tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (“HOSE”), giúp vốn chủ sở hữu ngân hàng tăng lên 47,4 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2018 của TCB đạt 5.196 tỷ đồng, tăng 90,1% so với nửa đầu 2017. TCB cũng là một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả hàng đầu, với tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (“ROE”) 24,3% và chỉ số an toàn vốn (“CAR”) là 15,9%.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm