Giá lúa gạo hôm nay 6/4 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 6/4/2025 đồng loạt không có biến động mới.
Giá lúa hôm nay (6/4) duy trì ổn định. Tại nhiều địa phương, nguồn ít, giao dịch mua bán vẫn chậm.
Tại Đồng Tháp, nguồn còn ít, giá lúa thơm tăng, giao dịch mua bán chậm. Trong khi đó, lúa Hè Thu sớm tại An Giang đã bắt đầu cho thu hoạch lượng ít, nông dân chào bán lai rai.
Tại Cần Thơ, nguồn lúa non nông dân chào bán ít, đa số chưa chào bán chờ ngày cắt. Còn tại Sóc Trăng, nguồn chưa cọc còn ít, nông dân neo giá lúa cao, nhu cầu mua khá làm hàng chợ.
- Nếp IR 4625 (tươi) có mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; giá nếp 3 tháng tươi đang có giá 8.100 đồng/kg;
- Lúa IR 50404 (tươi) đang ở quanh giá 5.600-5.700 đồng/kg; giá lúa Đài thơm 8 (tươi) neo tại ngưỡng 6.600 - 6.800 đồng/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 5.900-6.000 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) có giá 6.600 - 6.800 đồng/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 5.800 - 6.000 đồng/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đồng/kg; còn Nàng Hoa 9 có giá 6.550 - 6.750 đồng/kg.
Còn giá gạo hôm nay (6/4) không có biến động mới, lượng về nhiều hơn, giao dịch mua bán có phẩn khởi sắc.

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất hôm nay 6/4/2025
Tại An Giang, lượng khá, kho hỏi mua đều, giá gạo các loại ít biết động. Trong khi, kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về nhiều hơn, kho chợ mua đều với gạo thơm dẻo, giá vững.
Ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng về lai rai, nhu cầu kho mua khá, giá gạo đi ngang, chợ mua nhiều. Còn tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về khá hơn, các kho mua đều, giá ổn định.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 có mức 9.500 - 9.700 đồng/kg;
- Giá gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 9.400 - 9.600 đồng/kg (tăng 200 đồng); trong khi gạo nguyên liệu OM 18 giữ ngưỡng 9.300 - 9.500 đồng/kg.
- Gạo nguyên liệu OM 380 có mức 7.750 - 7.850 đồng/kg; còn giá gạo thành phẩm OM 380 là 8.800 - 9.000 đồng/kg.
- Giá nếp ruột đang là 21.000 - 22.000 đồng/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đồng/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine có giá 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đồng/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa đang là 22.000 đồng/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.000 đồng/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đồng/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đồng/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đồng/kg.
Còn giá tấm OM 5451 ở mức 7.100 - 7.300 đồng/kg, giá cám có mức 8.000 - 9.000 đồng/kg. Trong khi, giá tấm 3-4 dao động mức 6.600 - 6.700 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam duy trì ổn định. Theo đó, gạo loại tiêu chuẩn 100% tấm đang ở mức giá 316 USD/tấn; loại 5% tấm thu mua với giá 399 USD/tấn; còn giá gạo loại 25% tấm ở ngưỡng 370 USD/tấn.
Tổng kết tuần này, giá lúa gạo trong nước biến động nhẹ 100-200 đồng, còn giá gạo xuất khẩu tăng giảm 1-3 usd/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 6/4/2025 đồng loạt đi ngang so với hôm qua.
An Giang tổ chức ngày hội thu hoạch lúa thuộc Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Ngày 4/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phối hợp với UBND huyện Châu Phú tổ chức ngày hội thu hoạch lúa thuộc Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Sự kiện diễn ra tại ruộng của nông dân Lý Quang Nghị (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú) trên diện tích 3ha, với quy trình canh tác giảm giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm nước, sử dụng máy sạ cụm và các sản phẩm hỗ trợ từ các doanh nghiệp như Bayer Việt Nam, Bình Điền và Vinarice. Năng suất đạt 8,25 tấn/ha.
Ông Trần Minh Nhựt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang, nhấn mạnh, mục tiêu của ngày hội là thay đổi nhận thức nông dân, tổ chức lại sản xuất, gắn kết với doanh nghiệp để phát triển chuỗi liên kết lúa gạo bền vững.
Mô hình này giúp nông dân chuyển từ canh tác truyền thống sang kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, giảm chi phí và tăng lợi nhuận gần 10 triệu đồng/ha so với mô hình đối chứng. An Giang dự kiến đăng ký 44.051ha tham gia Đề án vào năm 2025 nhằm xây dựng vùng nguyên liệu lớn.