| Hotline: 0983.970.780

'Mắt thần' soi thú bất kể ngày đêm trên đại ngàn Trường Sơn

Thứ Hai 02/10/2023 , 08:29 (GMT+7)

Hơn 100 chiếc bẫy ảnh, được ví như 'mắt thần' có khả năng chụp ảnh động vật hoang dã bất kể ngày đêm được Dự án VFBC hỗ trợ cho VGQ Bidoup Núi Bà.

 

Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà có diện tích gần 70.000 ha, thuộc vùng sinh thái rừng nam Trường Sơn, đa phần là rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới. Đây là khu rừng đặc trưng cho hệ sinh thái rừng á nhiệt đới với các kiểu rừng đa dạng như kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới; kiểu phụ rừng rêu (Mossy Forest); kiểu rừng thưa cây lá kim (Thông 3 lá) hơi khô á nhiệt đới núi thấp; kiểu rừng tre nứa; kiểu rừng hỗn giao tre với lá rộng; kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình.

 

Bên cạnh hệ thực vật rất đa dạng, phong phú, động vật ở Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà thường có bò tót (Bos gaurus); sơn dương (Naemorhedus sumatraensis); thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi), mang lớn (Muntiacus vuquangensis)... Để đảm bảo công tác bảo đồn đa dạng sinh học, Dự án "Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng Sinh học (VFBC)", do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đang được triển khai tại đây, cụ thể là hợp phần "Bảo tồn Đa dạng sinh học" do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) và Bộ NN-PTNT triển khai.

 

Trong hợp phần này, bên cạnh việc cung cấp thiết bị GPS và điện thoại thông minh sử dụng phần mềm SMART hỗ trợ quá trình tuần cho các nhân viên của đơn vị, Dự án VFBC còn cung cấp hơn 100 bẫy ảnh tối tân và các thiết bị liên quan. Đây là hệ thống hạ tầng quan trọng để có thể theo dõi, ghi lại những hình ảnh về các loại động vật hoang dã đang sinh sống trên diện tích suýt soát 70.000 ha của Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. 

 

Tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, có hơn 70 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, IUCN và CITES. Vườn có sự hiện diện đặc biệt của các loài thú lớn móng guốc và gần đây phát hiện thêm Thỏ vằn Trường Sơn và Mang lớn, trong đó, Mang lớn thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp, VQG Bidoup-Núi Bà có thể là môi trường sống cuối cùng của loài này tại Việt Nam. Để ghi lại được hình ảnh của những loài này, "mắt thần" bẫy ảnh là thiết bị rất quan trọng. Với tính năng hoạt động tự động, pin duy trì đủ hoạt động trong hàng chục ngày, đây là các trợ thủ rất đắc lực cho lực lượng chức năng của vườn.

 

Đến nay, 112 "mắt thần" bẫy ảnh đã được lắp đặt trên toàn bộ lâm phận của Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà để khảo sát, giám sát và đánh giá mức độ đa dạng sinh học, đặc biệt là quần thể động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Dự án VFBC đã đào tạo 28 cán bộ từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà để thực hiện các hoạt động đặt bẫy ảnh. Cụ thể, chuyên gia của WWF sẽ cùng tham gia đặt "mắt thần" bẫy ảnh, hướng dẫn vị trí đặt, cách dọn dẹp khu vực xung quanh để lấy góc và cách sử dụng thiết bị.

 

Dự án cũng tổ chức 2 khóa tập huấn về kỹ năng diễn giải môi trường cho Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và cộng đồng tham gia vào công tác du lịch sinh thái và giáo dục môi trường với khoảng 50 người tham gia.

 

Ngoài ra, VFBC cũng tổ chức tập huấn kỹ năng lập hồ sơ ban đầu và xử lý tình huống cho 27 cán bộ VQG Bidoup Núi Bà. Ngoài ra, dự án tập huấn cho 5 cán bộ Hạt Kiểm lâm Lạc Dương nhằm hỗ trợ việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp ngoài lâm phần của Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà.

 

Bên cạnh đó, Dự án VFBC cũng ây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và ứng dụng người dùng cho VQG Bidoup Núi Bà để lưu trữ dữ liệu loài và thu hút cộng đồng tham gia bảo tồn và du lịch sinh thái. Tạo ra mô hình giáo dục môi trường tương tác cho học sinh địa phương và khách du lịch nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy bảo tồn.

Trình Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long năm 2024

Trình Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long năm 2024

Thời sự 13:38

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất so với các vùng khác.

Khoảnh khắc đẹp trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khoảnh khắc đẹp trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự 13:16

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' diễn ra sáng 7/5 tại thành phố Điện Biên Phủ.

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đi đầu về kinh tế biển

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đi đầu về kinh tế biển

Thời sự 10:05

Mục tiêu này được ưu tiên tại Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 4/5 của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'

Kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'

Thời sự 09:47

Đây là thông điệp Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong bài phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự 08:19

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’ diễn ra vào 7h45 sáng ngày 7/5/2024.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Phóng sự 06:45

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Xem thêm