| Hotline: 0983.970.780

Mía đường - Cuộc cạnh tranh đầy khó khăn

Thứ Ba 29/05/2012 , 12:11 (GMT+7)

Đến nay, niên vụ mía đường (2011-2012) sắp kết thúc, nhưng cuộc cạnh tranh giữa các nhà máy đường trong nước và đường nhập lậu vẫn chưa có hồi kết.

Đến nay, niên vụ mía đường (2011-2012) sắp kết thúc, nhưng cuộc cạnh tranh giữa các nhà máy đường trong nước và đường nhập lậu vẫn chưa có hồi kết.

Đến tuần cuối tháng 5/2012, ngoại trừ còn một vài nhà máy ở miền Bắc và miền Trung đang bước vào giai đoạn cuối vụ, thu mua và chế biến nốt phần diện tích mía nguyên liệu trễ vụ. Còn lại, phần lớn các nhà máy đường trong nước đã đóng máy, bảo dưỡng. Tính từ đầu vụ đến nay, các nhà máy đường đã ép 14.149.617 tấn mía, sản xuất 1.314.380 tấn đường và tồn kho đến ngày 21/5 là 367.540 tấn. Giá mua mía 10 CCS tại ruộng ở các vùng miền Bắc từ 950 ngàn đồng/tấn đến 1,2 triệu đồng/tấn; miền Trung – Tây Nguyên 900 ngàn đồng/tấn đến 1.070.000 đồng/tấn. Theo nguồn tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ước tính kết thúc vụ mía đường năm 2012 sẽ đạt 1,4 triệu tấn tăng hơn 200 ngàn tấn so niên vụ trước (2010-2011).

Trong lúc lượng đường gia tăng và có phần dư thừa, cân đối lượng đường tồn kho và nhu cầu tiêu dùng trong nước, trên lý thuyết sẽ đảm bảo đủ trong 4 tháng (bình quân tiêu dùng 100 ngàn tấn/tháng), tới tháng 9/2012 là vào vụ mía đường mới. Tuy nhiên, diễn biến thực tế còn nhiều ẩn số. Bởi vì, lượng đường tiêu thụ mạnh trong nước chỉ hút hàng vào dịp lễ tết.

Có một thực tế là, vào vụ mía, các nhà máy đua nhau bán đường tồn kho ra để giảm lượng vay vốn ngân hàng, thậm chí hạ giá bán dưới giá thành để có tiền trả nông dân bán mía theo cam kết. Thế nhưng khi nhận thấy tình hình đường trong nước có dấu hiệu dư thừa, tiêu thụ chậm, các DN thương mại không mua dự trữ như thường thấy mấy năm trước. Do đó, đến nay, lượng đường tồn kho trong các nhà máy đường vẫn còn nhiều.


Nông dân thu hoạch mía

Theo các giám đốc nhà máy đường khu vực ĐBSCL, hàng năm sản lượng đường 10 nhà máy đường trong vùng sản xuất chiếm 26,2% sản lượng đường cả nước. Dù vậy, phần lớn lượng đường giao dịch tiêu thụ chủ yếu tại TP HCM. Còn tại tại thị trường vùng ĐBSCL, các nhà máy đường gặp phải sự cạnh tranh dữ dội với đường trắng nhập lậu  từ Thái Lan, giá rẻ hơn. Đơn cử hiện tại giá đường kính trắng các nhà máy bán sỉ cho các đại lý 17.300 – 17.500 đồng/kg, nhưng đường Thái Lan bán sang chỉ 16.100-16.200 đồng/kg. Đó là một trong những lý do vì sao các đại lý chậm hoặc không nhận hàng từ các nhà máy đường trong nước.

Tuy giá đường vừa qua có tăng lên, với giá hiện tại các nhà đường có thể lãi 500-700 đồng/kg. Song, với mức lãi này chỉ đủ bù cho phần lãi suất vay ngân hàng trong mấy tháng tồn kho từ đầu năm nay. Đã có ý kiến đề xuất giải pháp tạm trữ đường nhằm giảm bớt khó khăn cho các DN ngành mía đường, nhưng nhiều ý kiến đề nghị về lâu dài là phải chấp nhận cuộc cạnh tranh, xem lại thực lực và khả năng thích ứng của các nhà máy đường trong nước?

Riêng ở ĐBSCL, dù có vùng nguyên liệu 52.000 ha mía cho 10 nhà máy đường, nhưng xem ra rất khó nghĩ tới chuyện giảm được giá thành SX đường. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết: Trong niên vụ mía đường 2011-2012, giá thu mua mía nguyên liệu bình quân (10 chữ đường) trong vùng 1.100 đồng/kg, cao hơn 40-50 đồng/kg so khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Nếu tính theo tỷ lệ 11 kg mía – thu 1 kg đường cùng các chi phí thuế, lãi vay ngân hàng, khấu hao, quản lý, lương công nhân viên...giá thành là 16.500-17.000 đồng/kg đường, nếu tính cả chi phí vận chuyển thì xấp xỉ giá bán, coi như không có lãi.

Do vậy, muốn giảm giá thành SX, cách duy nhất là các nhà máy đường phải tiếp tục cải tiến công nghệ, quản trị điều hành tốt và lãi suất ngân hàng phải giảm xuống, thì may ra các nhà máy đường ở ĐBSCL mới cạnh tranh được với đường ngoại.

Hiện nay giá đường bán buôn (có VAT) trên thị trường chững lại. Tại Hà Nội đường kính trắng 17.600 – 17.800 đồng/kg; đường tinh luyện 17.900 – 18.100 đồng/kg; đường vàng 16.600 đồng/kg. Khu vực miền Trung đường kính trắng 17.100 – 17.300 đồngkg. TP HCM đường kính trắng 17.100 – 17.300 đồng/kg; đường tinh luyện 17.800 – 18.000 đồng/kg; đường vàng 16.800 đồng/kg. Khu vực ĐBSCL đường kính trắng 17.300 – 17.500 đồng/kg. Đường nhập lậu Thái Lan tại TP HCM: 16.500 – 16.700 đồng/kg, tại Đông Hà: 16.400 đồng/kg, Lao Bảo: 16.000 đồng/kg. Đường trắng xuất sang Trung Quốc giá tại Lào Cai: 18.000 – 18.200 đồng/kg.

(Nguồn HH Mía đường Việt Nam)

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Thịt heo tăng giá, cổ phiếu doanh nghiệp chăn nuôi 'tiền hô hậu ủng'

Khi giá thịt heo hơi liên tục tăng, các 'đại gia' chăn nuôi đồng thời công bố kết quả kinh doanh tích cực. Cổ phiếu doanh nghiệp nhóm này cũng đều lần lượt 'tím trần'...

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.