| Hotline: 0983.970.780

Miền Tây xứ Nghệ chuyển mình

Thứ Sáu 27/12/2019 , 13:10 (GMT+7)

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn Nghệ An đang lan tỏa rộng khắp, kết quả đạt được cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.

14-05-39_4
Du lịch cộng đồng là thế mạnh của miền Tây Nghệ An.

Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện, 239 xã và 674 thôn, bản đạt chuẩn.
 

Bước tiến dài

Miền Tây Nghệ An bao gồm 11 huyện, 106 xã đặc biệt khó khăn với 419km đường biên giới. Đổi lại khu vực này có tiềm năng và lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng và du lịch cộng đồng.

Thời gian qua, những Đề án điểm như: Phát triển kinh tế- xã hội miền Tây đến năm 2020; Xây dựng NTM trên địa bàn 27 xã biên giới; Phát triển sản xuất nông nghiệp các huyện dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2025… , đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM thực sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thay đổi toàn diện diện mạo vùng cao xứ Nghệ.

Nghệ An thực hiện thí điểm xây dựng NTM cấp thôn, bản ở 2 huyện Con Cuông và Tương Dương. Tháng 8/2015, xã Thạch Giám (Tương Dương) – xã 30a đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM, đến cuối năm có thêm xã Yên Khê.

Dù vậy đây chỉ là những điểm sáng hiếm hoi của giai đoạn đầu. Ghi nhận năm 2015 tại 11 huyện miền núi mới có 17 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm chưa đến 16% toàn tỉnh. Nhìn chung các xã đạt chuẩn tập trung ở vùng núi thấp, có nhiều điều kiện phát triển. Trong khi những huyện miền núi cao, các xã vùng sâu khốn khó trăm bề. Riêng 3 huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Kỳ Sơn không có xã nào đủ tiêu chuẩn.

Đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng với sự chủ động và nỗ lực cao độ của chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của nhân dân nên những nút thắt dần được gỡ bỏ, tình hình khởi sắc hơn.

Rà soát cho thấy số lượng thôn, bản đạt chuẩn tăng nhanh sau từng năm. Hiện toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện, 239 xã và 674 thôn, bản cán đích NTM, bao gồm 570 thôn, bản thuộc các xã miền núi khó khăn.

Bà Vi Thị Thắm – Giám đốc Cty Dịch vụ và du lịch VSC chia sẻ.

Hoa thơm trái ngọt không đến một cách ngẫu nhiên. Thực tế trong quá trình thực hiện, các địa phương đã chủ động xây dựng lộ trình, triển khai phương án tiếp cận phù hợp. Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khí thế xây dựng NTM ngày càng lan tỏa rộng khắp, phong trào thi đua giữa các gia đình, dòng họ, giữa các thôn, bản với nhau được đẩy mạnh theo chiều hướng tích cực.
 

Nhiều huyện chủ động gắn xây dựng NTM cấp thôn, bản với du lịch cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa bản làng, điển hình phải kể đến cách làm tại bản Nưa, bản Pha, xã Yên khê, (Con Cuông), bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (Con Cuông), bản Xiềng, xã Môn sơn (Con Cuông), bản Yên Thành, xã Lục Dạ (Con Cuông), bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến (Quỳ Châu), bản Thái Minh, xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ)...
Với kết quả đạt được, Nghệ An đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 có 80% số thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM.

Phát triển bền vững

Hội thảo đã tập trung đi sâu vào 3 nhóm vấn đề chính: Nhân rộng các mô hình điểm trong và ngoài tỉnh; phân tích những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề xuất các nhóm giải pháp xây dựng NTM tại các thôn, bản nhằm phát triển bền vững miền Tây Nghệ An.

Bà Vi Thị Thắm, Giám đốc Cty TNHH Dịch vụ và du lịch VSC trình bày quan điểm: “Phát triển du lịch văn hóa cộng đồng và xây dựng NTM có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau để hướng đến mục tiêu nâng cao mức sống của nông dân, phát triển kinh tế- xã hội địa phương, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Hiện tại du lịch cộng đồng là loại hình mang lại nhiều lợi ích bền vững cho người dân bản địa, không chỉ giải quyết được nhu cầu việc làm mà còn bảo tồn, phát huy được những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Về lâu dài, đây là hướng đi thực sự phù hợp”.

Được biết, Cty TNHH Dịch vụ và du lịch VSC là doanh nghiệp duy nhất về lĩnh vực du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện miền núi Con Cuông, những năm qua đã tích cực đồng hành, thực sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của du lịch cộng động tại vùng cao Nghệ An. Không chỉ đơn thuần đầu tư điểm đến, DN còn là sợi dây gắn kết hữu hiệu giữa thực khách với các điểm du lịch, giữa cơ quan ban ngành và các đơn vị lữ hành.

Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến khác, theo đánh giá của số đông, miền Tây Nghệ An là khu vực nhiều tiềm năng lắm lợi thế, dù vậy việc khai phá đang ở mức độ hết sức khiêm tốn.

Kết luận Hội thảo, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “Xây dựng NTM trên địa bàn đã thu về nhiều kết quả tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông ngày càng được nâng lên, cách nghĩ cách làm thực sự có nhiều chuyển biến.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu ghi nhận những kết quả đạt được.

Thuận lợi có nhưng khó khăn cũng nhiều, bên cạnh công tác tuyên truyền, các địa phương phải tích cực chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, phải công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực. Đồng thời quan tâm kêu gọi các tổ chức, DN đầu tư vào địa bàn miền núi nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có”.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.