| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nuôi dê núi đá ngày một lan rộng

Thứ Ba 28/02/2017 , 08:10 (GMT+7)

Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp đỡ người dân, năm 2013 Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình làm đầu mối hỗ trợ bà con xã Quy Hậu (huyện Tân Lạc) vay vốn nuôi dê.

Đến nay nhiều hộ không những hoàn trả đủ số nợ mà còn sở hữu đàn dê vài chục con.

img-5942080108943
Cuộc sống của gia đình ông Bùi Văn Hào được cải thiện nhờ dự án nuôi dê Bách Thảo
 

Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình nhận thấy việc đầu tư chăn nuôi dê sinh sản là hướng đi phù hợp và có tính bền vững nên đã phân bổ 300 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho Hội Nông dân xã Quy Hậu cho 15 hộ dân vay vốn để mua giống. 

Tiêu biểu là hộ ông Bùi Văn Hào tận dụng dãy núi đá sau nhà để nuôi dê. “Sáng thả dê lên núi, chiều chúng tự về uống nước, ăn sắn lát phơi khô rồi lên hang ngủ. Không phải chăn dắt gì đâu, dê tự đi tự về”, ông Hào chia sẻ.

Lúc đầu, gia đình ông Hào nuôi 10 con, đến nay đàn dê đã phát triển lên 40 con. Dê mắn đẻ, mỗi năm sinh sản từ 2 - 3 lứa, ít bệnh. Giá cả luôn giữ mức từ 120.000 - 130.000 đ/kg (thịt hơi), năm 2016 giá ổn định 130.000 đ/kg. Sau khi bỏ vốn mua giống, việc đầu tư khá đơn giản. Chỉ nuôi trong vòng 1 năm đã đạt từ 30 - 35 kg/con trị giá khoảng 3 triệu đồng.

"Tuy nhiên, nuôi dê cũng dễ xảy ra dịch bệnh vào lúc giao mùa. Vì thế mà việc tiêm phòng là rất cần thiết. Dê rất khắc nước, mùa mưa thường bị tiêu chảy, nên thả vào những chỗ cao ráo. Nên làm sàn để phân rơi xuống, tránh tình trạng ẩm thấp mất vệ sinh", ông Hào chia sẻ thêm.

Cùng đợt vay vốn, nhiều hộ khác ở xóm Cộng 1 đầu tư vào nuôi dê cũng đem lại kết quả khả quan. Các ông Bùi Văn Hào, Bùi Văn Chiến, Bùi Văn Tiến góp vốn cùng làm chuồng trại nuôi chung, hiện đàn dê tăng lên 50 con. Hộ ông Bùi Văn Thực, xóm Khang 3 cũng đang sở hữu đàn dê trên 30 con...

Ông Bùi Văn Niến, khuyến nông viên xã Quy Hậu cho biết, do địa hình và điều kiện tự nhiên phù hợp chăn nuôi dê, nhiều hộ sau một thời gian nuôi đã trả được vốn vay và dư ra từ 10 - 20 con để tiếp tục nhân giống. Năm 2016, phong trào nuôi dê trong xã phát triển mạnh. Nhiều thương lái tìm đến mua vì thịt dê sạch, ngon.

Được biết Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Quy Hậu đã ra đời vào tháng 8/2016. Đây là nơi các hộ nuôi dê trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Hiện tổ có 13 thành viên. Ngoài nuôi dê, một số hộ kết hợp thêm nuôi lợn rừng, trồng cam để tăng thêm thu nhập.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.