| Hotline: 0983.970.780

Mọi cộng đồng phải tham gia quản lý rủi ro thiên tai

Thứ Tư 08/05/2024 , 07:00 (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhìn nhận, trong phòng, chống thiên tai, ở cơ sở có những nơi lực lượng đông nhưng chưa mạnh, có nơi lực lượng ít nhưng chưa tinh.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT TP.HCM kiểm tra công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hạn tại huyện Củ Chi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT TP.HCM kiểm tra công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hạn tại huyện Củ Chi. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai

Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, thời gian qua, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã kịp thời chỉ đạo, điều hành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, tập trung ưu tiên triển khai đầu tư đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống thiên tai, đê bao kết hợp giao thông nông thôn, góp phần hạn chế mức độ ảnh hưởng và thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đồng thời, thành phố cũng chú trọng tiếp cận, nghiên cứu và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai như hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, phần mềm nội bộ quản lý truy xuất cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, ứng dụng app phòng chống thiên tai thành phố, phần mềm cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố...

Tuy nhiên, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM nhìn nhận, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Do đó, ngay trong năm 2024, thành phố tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại.

Do ảnh hưởng của hiện tượng ElNino năm 2024 diễn biến mạnh, làm cho thời tiết nắng nóng khô hạn, các hồ chứa trên thượng lưu giảm lưu lượng nước xả về hạ lưu. Trước tình hình trên, ngày 8/1/2024, UBND TP.HCM có Phương án số 97 về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024 trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ngày 22/1/2024, Sở NN-PTNT TP.HCM ban hành Kế hoạch số 201 về phòng, chống hạn hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn thành phố.

“Do chủ động trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thủy lợi để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đến thời điểm hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn thành phố vẫn ổn định, chưa ghi nhận thiệt hại”, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp nói.

Nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua TP.HCM đã đầu tư triển khai nhiều dự án chống ngập nhằm kiểm soát triều cường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua TP.HCM đã đầu tư triển khai nhiều dự án chống ngập nhằm kiểm soát triều cường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Quản lý rủi ro thiên tai từ cộng đồng

Để công tác phòng, chống thiên tai, hạn hán, phòng chống cháy rừng đạt hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh: “Nếu không nâng cao ý thức, không tuyên truyền, không phổ biến, không chia sẻ, không trao đổi dễ dẫn đến chủ quan, lơ là. Khi đó, dễ dẫn đến thảm họa về cháy, về ngập, về thiên tai và gây ra thiệt hại không chỉ về tài sản, mà còn thiệt hại về con người”.

Ông Hoan nhìn nhận, hiện ở cơ sở vẫn có những nơi có lực lượng đông nhưng chưa mạnh, có nơi lực lượng ít nhưng chưa tinh. Vì vậy, cần có có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, sẽ mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn cũng như công tác phòng chống cháy rừng.

“Công tác phối hợp phải được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng. Nếu không phối hợp tốt, thì cho dù có nhận thức tốt, có lực lượng đông, có ý thức trách nhiệm cao thì khi xảy ra vụ việc không giải quyết được, thậm chí có thiệt mạng”, ông Hoan nói và đề nghị các địa phương có rừng, địa phương có nguy cơ sạt lở, có nguy cơ gặp thiên tai cần phải có các kịch bản, 'thực binh diễn tập' để ứng phó với những tình huống có thể xảy ra.

Đặc biệt, cần kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy, củng cố tổ chức cơ sở, đào tạo huấn luyện theo từng năm, liên tục cập nhật và phát triển lực lượng này, đặc biệt là hướng dẫn huấn luyện kỹ năng, hợp đồng hợp tác trong quá trình xử lý các tình huống, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng củng cố bổ sung cơ sở vật chất, đảm bảo có người, có phương tiện, có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. "Mọi lực lượng cộng đồng đều phải tham gia vào quản lý rủi ro thiên tai", ông Hoan nói.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đề nghị Công an TP.HCM nghiên cứu đề xuất UBND TP.HCM cho thành lập đội phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn trực thăng và thành phố sẽ đầu tư mua sắm để công tác phòng chống cháy rừng, tai nạn trên sông, cứu hộ, cứu nạn được thực hiện hiệu quả hơn.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.