| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 08/01/2022 , 08:51 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:51 - 08/01/2022

Món quà không hoan hỉ từ Công ty Việt Á

800 tỷ đồng 'hoa hồng' do Công ty Việt Á chi trả, có phải là những món quà tình thương mến thương xuất phát từ động cơ trong sáng không? Không, chắc chắn không.

Sau khi được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đưa vào diện trực tiếp theo dõi, thì vụ án Công ty Việt Á nhanh chóng có thêm những thu hoạch bất ngờ.

Cơ quan công an cho biết, đối tượng Phan Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bước đầu khai nhận, đã móc ngoặc với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên 45% để có doanh thu gần 4000 tỷ đồng. Riêng Công ty Việt Á đạt lợi nhuận trên 500 tỷ đồng, và chi "hoa hồng" 800 tỷ đồng.

“Hoa hồng” 800 tỷ đồng đúng là những món quà hoan hỉ dành cho những ai có trách nhiệm và quyền lực trong công tác phòng chống Covid-19 ở các địa phương.

Ngoài đối tượng Phạm Duy Tuyến - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, đã bị khởi tố và tạm giam với số “hoa hồng” 30 tỷ đồng, thì còn những ai nữa?

Lần lượt Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An - Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương - Nguyễn Thành Danh và nhân viên thuộc cấp có liên quan cũng bị khởi tố, dù những đối tượng này từng mạnh miệng tuyên bố không hề vướng mắc với hoạt động khuất tất trong quá trình mua bán kit xét nghiệm.

Mở rộng phạm vi điều tra vụ án Công ty Việt Á, cơ quan công an không chỉ khởi tố tội danh “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, mà còn khởi tố thêm tội danh “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”.

Chính động thái quyết liệt ấy đã khiến nhiều kẻ tâm địa đen tối phải giật thót kinh sợ. Cụ thể là Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Sáu đã tự nguyện xin nộp lại món quà từng được gửi tặng từ Công ty Việt Á.

Món quà gì mà nộp lại nhẹ nhõm thế? Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước đã mua sắm hai đợt sản phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, với tổng số tiền 41,5 tỷ đồng. Hiện tại, cơ quan công an đang làm việc với ông Nguyễn Văn Sáu và 5 đối tượng khác của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, để minh bạch nguyên nhân phát sinh các món quà phải nộp lại.

Món quà đầy bí mật giữa Công ty Việt Á và Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Sáu, được vị Giám đốc Sở Y tế Bình Phước Quách Ái Đức khẳng định là không hề hay biết gì. Thế nhưng, người dân các tỉnh phía Nam từng đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước có thể lờ mờ nhận ra ít nhiều sự thật. Khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 thích ứng linh hoạt với Covid-19 từ ngày 11/10, nhưng cả tuần lễ sau tỉnh Bình Phước vẫn đặt chốt chặn trên quốc lộ 13 và quốc lộ 14 để bắt buộc những người tham gia giao thông phải làm xét nghiệm.

Thông tin mới nhất từ vụ án Công ty Việt Á, cơ quan công an đã kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỷ đồng do một số cá nhân có liên quan tự nguyện giao nộp.

Vậy “hoa hồng” do Công ty Việt Á chi trả, có phải là những món quà tình thương mến thương xuất phát từ động cơ trong sáng không? Không, chắc chắn không. Khi người dân Việt Nam phải chật vật chắt chiu tài sản để ngăn chặn đại dịch toàn cầu, thì lại có những cái bắt tay xảo trá để tìm kiếm lợi ích cá nhân. 800 tỷ đồng “hoa hồng” đúng là những món quà đáng nguyền rủa.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm