| Hotline: 0983.970.780

Thủy lợi tốt giúp nông dân yên tâm sản xuất lúa thu đông

Thứ Ba 02/08/2022 , 09:28 (GMT+7)

Lúa thu đông ở ĐBSCL thường canh tác trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt. Để đảm bảo thắng lợi vụ lúa này cần có hệ thống thủy lợi tốt.

Lúa thu đông ở ĐBSCL thường canh tác trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt. Để đảm bảo thắng lợi vụ lúa này cần có hệ thống thủy lợi tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lúa thu đông ở ĐBSCL thường canh tác trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt. Để đảm bảo thắng lợi vụ lúa này cần có hệ thống thủy lợi tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ăn chắc vụ lúa thu đông       

Năm nay sản xuất lúa hè thu 2022 ở ĐBSCL tương đối thuận lợi được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao, tuy vụ lúa gặp nhiều khó khăn ở các khâu đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu tăng cao mà nông dân sản xuất lúa vẫn có lãi. Vụ kế tiếp là thu đông, Bộ NN-PTNT có kế hoạch triển khai sản xuất 700 ngàn ha, hiện các địa phương ĐBSCL đang tập trung xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, phù hợp theo từng tiểu vùng để tránh ảnh hưởng của lũ vào cuối vụ, triều cường và các điều kiện sản xuất bất lợi... Mặt khác, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất trong vùng được quan tâm đầu tư, vận hành tốt, đảm bảo ngăn mặn, rửa phèn, chống ngập, tích trữ nước ngọt trong mùa nắng phục vụ sản xuất.

An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn, sản xuất lúa thu đông thường đối  mặt nhiều rủi ro do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề và nước lũ dâng cao. Tuy nhiên những năm gần đây ĐBSCL không còn xuất hiện lũ theo quy luật tự nhiên nữa, nhưng An Giang không chủ quan mà vẫn đưa ra kịch bản nước lũ ở mức báo động 2, để các địa phương trong tỉnh luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó và thích nghi nhằm đảm bảo vụ lúa vẹn toàn thắng lợi.

An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn, sản xuất lúa thu đông thường đối  mặt nhiều rủi ro do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề và nước lũ dâng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn, sản xuất lúa thu đông thường đối  mặt nhiều rủi ro do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề và nước lũ dâng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bình quân mỗi vụ lúa An Giang sản xuất từ 160.000 – 230.000ha trên tổng số 643 tiểu vùng, trong đó có 421 tiểu vùng có đê bao triệt để với diện tích khoảng 194.000 ha.

Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết: Vụ lúa thu đông năm nay An Giang xuống giống trên 164.000ha, đến nay đã đạt khoảng 20% diện tích xuống giống, dự kiến lịch thời vụ cuối tháng 8 cơ bản dứt điểm xuống giống. Bên cạnh đó những diện tích đê bao không an toàn hoặc ngoài đê bao, An Giang khuyến cáo không cho người dân xuống giống mà thực hiện xả lũ.

Tuy nhiên để chủ động ứng phó với đợt nước lên do triều cường và các tình huống mưa, dông, lốc trong mùa mưa, lũ ảnh hưởng đến sản xuất lúa thu đông. Ngành nông nghiệp An Giang thường xuyên theo dõi chặt chẽ, chủ động có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa, lũ. Kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho hệ thống đê bao, hồ đập, các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông xung yếu, các công trình đang thi công, chống ngập đô thị do ảnh hưởng của nước dâng và triều cường.

Theo ông Khanh, để đảm bảo nông dân yên tâm sản xuất trong vụ lúa thu đồng 2022 đầy khó khăn như hiện nay. Vì vậy ngay từ đầu năm UBND tỉnh giao dự toán ngân sách về cho các địa phương. Trên cơ sở các nguồn kinh phí được phân bổ, các huyện, thị xã, thành phố đã phân bổ kế hoạch thực hiện nạo vét kênh, gia cố đê bao và duy tu sửa chữa cống, đập với hàng trăm công trình. Bên cạnh đó, khuyến cáo các địa phương cần chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn hằng ngày, kịp thời thông báo rộng rãi đến người dân đên địa bàn để có biện pháp, phương án ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân an toàn trong mùa mưa lũ. Đặc biệt không chủ quan, lơ là trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai.

Bằng mọi giải pháp, An Giang phấn đấu đạt diện tích lúa thu đông như kế hoạch và chỉ đạo sản xuất đạt thắng lợi trên các mặt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bằng mọi giải pháp, An Giang phấn đấu đạt diện tích lúa thu đông như kế hoạch và chỉ đạo sản xuất đạt thắng lợi trên các mặt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê bao, đê bao cống bọng để bảo vệ cho sản xuất vụ thu đông. Sẳn sàng các trạm bơm điện chủ động bơm tiêu chống úng bảo vệ diện tích sản xuất vụ thu đông kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, thông tin thêm: Cùng với các giải pháp trên thì hiện đơn vị cũng đề nghị ngành chức năng các địa phương trong tỉnh thường xuyên kiểm tra và thực hiện tu bổ hệ thống đê bao, bờ bao, cống đập ở những đoạn hư hỏng hoặc xuống cấp để bảo vệ tốt diện tích sản xuất nông nghiệp; trong đó có lúa thu đông trước tình hình mưa, bão đang về. Bằng mọi giải pháp, An Giang phấn đấu đạt diện tích lúa thu đông như kế hoạch và chỉ đạo sản xuất đạt thắng lợi trên các mặt.

Thủy lợi đóng vai trò quan trọng

Còn tại tỉnh Đồng Tháp vụ lúa thu đông 2022 đến nay đã xuống giống khoảng 85.000ha/113.600ha diện tích, đạt 74,2% so với kế hoạch đều năm trong các đê bao thủy lợi an toàn.

Nhận thức hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, để nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Để làm được vấn đề này, nhiều năm qua UBND tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn đề xuất với Trung ương lên phương án quy hoạch hướng đến mục tiêu đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi, từng bước hoàn chỉnh hệ thống khung trục từ kinh chính đến nội đồng theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Nhằm khai thác và quản lý tài nguyên nước hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông dân ĐBSCL nhận thức rằng, hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong vụ lúa thu đông 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL nhận thức rằng, hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong vụ lúa thu đông 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Hệ thống thủy lợi tỉnh Đồng Tháp là hệ thống thủy lợi mở kênh rạch đan xen nhau, nước được lấy từ sông Tiền và sông Hậu thông qua các kênh trục ngang, cấp cho các kênh trục dọc, kênh dẫn, đến mạng lưới kênh nội đồng để tưới trực tiếp hoặc bơm tưới cho sản xuất. Có thể nói vụ lúa hè thu vừa qua toàn tỉnh xuống giống gần 200.000ha, còn hoa màu các loại xuống giống trồng khoảng 19.500ha đảm bảo đủ nước tưới nhờ thủy lợi nội đồng phục vụ tốt. Còn vụ thu đông đang triển khai, tỉnh sẽ quyết tâm đảm bảo thắng lợi trong mùa mưa bão.

Hiện toàn tỉnh có 833 công trình kênh trục, kênh dẫn cấp II, III, IV với chiều dài khoảng 4.073 km, diện tích phục vụ khoảng 485.132 ha, hệ thống điều tiết có 2.616 cống các loại và 1.219 trạm bơm điện. Về ô bao bảo vệ sản xuất, toàn tỉnh có 1.319 ô bao, với chiều dài 8.105 km. Trong đó có 1.102 ô bao triệt để, với chiều dài 6.303km, 217 ô bao chống lũ (bảo vệ lúa thu đông).

Theo ông Tuấn, để hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp trong tỉnh ngày càng tốt hơn từ đây đến năm 2025, cơ cấu nguồn vốn Trung ương, vốn đối ứng địa phương 350 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước, trạm bơm điện, cống. Đồng thời xây dựng kiên cố kênh mương đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Hiện Đồng Tháp có 833 công trình kênh trục, kênh dẫn cấp II, III, IV với chiều dài khoảng 4.073 km, diện tích phục vụ khoảng 485.132 ha, hệ thống điều tiết có 2.616 cống các loại và 1.219 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện Đồng Tháp có 833 công trình kênh trục, kênh dẫn cấp II, III, IV với chiều dài khoảng 4.073 km, diện tích phục vụ khoảng 485.132 ha, hệ thống điều tiết có 2.616 cống các loại và 1.219 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đang cùng nhân công giặm lại những chỗ trống cho gần 1ha lúa thu đông trong giai đoạn mạ của gia đình, ông Lê Văn Bảy, ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), chia sẻ: “Nhiều vụ lúa thu đông qua, tôi và bà con ở cánh đồng này đều sản xuất nằm trong đê bao an toàn và trồng giống lúa chất lượng cao như OM 18 và OM 5451. Bởi đây là giống cứng cây, rễ ăn sâu trong đất nên thường ít bị đổ ngã khi gặp mưa giông vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, vì vậy rất phù hợp với điều kiện canh tác vào mùa mưa bão như vụ lúa thu đông. Ngoài ra, nhờ hạn chế đổ ngã nên cho năng suất cao, hạt lúa chất lượng, từ đó bán lúa dễ dàng và được giá hơn so với một số giống khác”.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), dự báo triều cường năm 2022 ở mức rất cao và cao hơn trung bình nhiều năm, vì vậy các tỉnh ở vùng giữa và vùng ven biển cần hết sức lưu ý và gia cố các hệ thống đê bao, bờ bao để ứng phó với triều cường và lũ kết hợp triều cường. Bên cạnh đó cũng lưu ý vùng giữa (một phần của vùng phù sa cặp sông Tiền, sông Hậu từ Tiền Giang qua, Vĩnh Long, TP Cần Thơ và một phần của Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng...) là vùng rất nguy hiểm trước nguy cơ bị lũ vì hệ thống đê bao chưa tốt, các địa phương cần có phương án chủ động bố trí thời vụ phù hợp để tránh lũ cuối vụ.

Xem thêm
Nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Ninh Thuận Mô hình nuôi cừu sinh sản thích ứng với biến đổi khí hậu giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với chăn nuôi đại trà.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...