| Hotline: 0983.970.780

Một biến chuyển tầng sâu

Thứ Sáu 03/06/2011 , 14:33 (GMT+7)

Bộ mặt nông thôn quê tôi hiện nay đang thay đổi rất nhanh. Dĩ nhiên, hậu quả của thay đổi bao giờ cũng mang đến điều tốt cơ bản, lẫn điều xấu phát sinh. Những điều xấu ấy không bàn đến trong phạm vi bài này, vì chúng là loại bệnh thường xảy ra trong một cơ thể đang biến đổi. Riêng về những điều tốt cơ bản thì ai cũng nhận thấy rõ nếu về quê tôi.

Đường xương sống liên xã, tuy nhỏ nhưng đã bê-tông nhựa nối liền với thị trấn và thành phố. Các đường xương sườn vào các thôn cũng đã bê-tông xi-măng. Dọc hai bên trục đường mọc lên nào tiệm quán, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng vật tư nông nghiệp, cửa hàng xe máy... Xe lớn, xe nhỏ giao thông trên đường khá rộn rịp. Trường học cấp hai, trụ sở xã đều là nhà tầng kiên cố.  

Do có điện từ lâu nên hầu hết mọi gia đình đều có TV, quạt máy, nồi cơm điện. Nói chung, vào nhà nào cũng thấy ít nhất một xe gắn máy, một TV màu, một nồi cơm điện. Có một số nhà còn thêm nhiều tiện nghi khác như tủ lạnh, máy tắm nước nóng, máy vi tính …Dĩ nhiên nhà tranh vách đất đã không còn nữa. “Mái tranh ơi hỡi mái tranh/ Trải bao mưa nắng mà thành quê hương” (Trần Đăng Khoa) đã vắng bóng, nhường chỗ cho nhà ngói tường gạch.  

Ai xa cách lâu năm, nay trở về đều kinh ngạc. Bến nước, luỹ tre, quạnh hiu và buồn buồn không còn nữa. Cuộc sống đã sôi động và có tốc độ hẳn hoi. Nông thôn đã khoác bộ mặt phố thị tuy còn lổn nhổn nhưng rất rõ nét. Tiện nghi và tiến bộ đời mới chen lẫn với vất vả, với thửa ruộng, với thời tiết khắc nghiệt thất thường, với bò heo, với lúa thóc rơm rạ truyền thống.

Như thế, tiến nhanh như thế, nông thôn đã thoát nghèo rồi chăng? Nông dân đã sướng lên rồi chăng? Để trả lời cho câu hỏi này, theo tôi là chưa, vì nông dân vẫn còn nghèo và còn khổ, xét trong tổng thể của đà tiến triển rộng lớn xung quanh.

Nghèo và khổ luôn là những khái niệm giãn nở. Dĩ nhiên, hiện nay “nghèo” không phải là thiếu cơm, rách áo; “khổ” không phải là măn tro mò trấu, lang thang đầu đường xó chợ. Nghèo khổ đã mang tính chất xã hội học. Nghèo khổ hiện ra là do sự so sánh. Và do đó, nông dân và nông thôn vẫn còn dưới vực sâu so với thị dân và thành phố.

Nhưng đặc biệt, ngày nay nông dân đã có một biến chuyển tầng sâu, tuy chưa nhiều, nhưng rất đáng khâm phục. Đó là họ ý thức được giá trị của học vấn và họ quyết tâm đầu tư cho con cháu.  

Quê tôi, có gia đình nông dân ròng, bố mẹ cày cấy chân lấm tay bùn, thế mà có con học đến tiến sĩ. Lại có gia đình nông dân khác cũng có con đậu thạc sĩ. Còn việc con cháu họ tốt nghiệp đại học thì khá nhiều. Tú tài thì nhan nhản. Điều này chứng tỏ nông dân hiện nay đã ý thức mạnh mẽ về giá trị của trí óc và tinh thần, điều mà trước kia họ không quan tâm. Họ đã khổ sở cả đời để nhận ra rằng, sống không phải cốt để tồn tại, mà sống còn để phát triển và vươn lên. Đây là một biến chuyển im lìm rất đáng khâm phục trong giai đoạn đang nỗ lực thoát nghèo.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm