| Hotline: 0983.970.780

Một năm đổi mới toàn diện của hệ thống khuyến nông

Thứ Tư 28/12/2022 , 15:43 (GMT+7)

HÀ NỘI Năm 2022, sự ra đời của tổ khuyến nông cộng đồng ở nhiều địa phương trên cả nước đã ghi dấu ấn quan trọng của hệ thống khuyến nông Việt Nam.

Chiều 28/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam dự và chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Bối cảnh đặc biệt

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, 2022 là năm vô cùng đặc biệt với hệ thống khuyến nông.

Trong năm, một loạt các chính sách như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam dự và chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: Bá Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam dự và chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: Bá Thắng.

Trước bối cảnh đó, toàn bộ hệ thống khuyến nông đã chủ động, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức lại sản xuất và nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho nông dân; xây dựng nông thôn mới và phát triển các sản phẩm OCOP; phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh...

Về xây dựng và kết nối hệ thống, đã triển khai 37 lớp tập huấn cho hơn 1.000 cán bộ khuyến nông, cán bộ hợp tác xã về tư duy kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất được tổ chức trong năm 2022.

Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hướng dẫn địa phương tiếp tục đổi mới hệ thống như tham gia ý kiến Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND huyện, thị xã của UBND TP Hà Nội; tham gia ý kiến Đề án tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lai Châu.

Về tái cơ cấu ngành, hệ thống khuyến nông đã tập trung tuyên truyền thông điệp hiệu quả, ấn tượng, gắn với hoạt động khuyến nông. 12 sự kiện được tổ chức xuyên suốt trong năm, với 1.500 nông dân thuộc 54 tỉnh, thành phố tham gia.

"Hệ thống khuyến nông đang chuyển dần từ chuyển giao kỹ thuật sang thay đổi nhận thức hành vi của nông dân. Từ đó, những người trực tiếp sản xuất nhận thức được vấn đề thông qua hoạt động đào tạo khuyến nông", ông Lê Quốc Thanh nói.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh báo cáo kết quả thực hiện năm 2022. Ảnh: Bá Thắng.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh báo cáo kết quả thực hiện năm 2022. Ảnh: Bá Thắng.

Về thúc đẩy liên kết sản xuất, cán bộ khuyến nông đã hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất theo mô hình HTX, tổ hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm như: Cam Hà Tĩnh, bưởi Đoan Hùng, rau an toàn...

Qua những mô hình này, 34/38 dự án đã được thực hiện, góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các sản phẩm như trứng gà, thịt gà, lợn, bò, trâu, dê, cừu, sữa dê và mật ong (đều có tem truy xuất nguồn gố)c, đầu ra ổn định và giá bán cao hơn sản phẩm chăn nuôi thông thường từ 10 - 15%.

Về xây dựng nông thôn mới, Bộ tài liệu: “HTX nông nghiệp trong sản xuất cây ăn quả an toàn” được sử dụng rộng rãi trong các chương trình đào tạo. Các kỹ thuật canh tác kết hợp với bảo tồn, phát triển, chứng nhận sản phẩm OCOP như lúa Séng cù, Già Dui Xín Mần, nếp Tú Lệ, chè xanh Anh Sơn…được hình thành.

"Hệ thống khuyến nông luôn tập trung nâng cao giá trị, phát triển các sản phẩm truyền thống, đặc sản nhằm phát huy lợi thế địa phương gắn với chứng nhận OCOP, an toàn thực phẩm, phát huy, nâng cao năng lực cho các HTX, nông dân", Giám đốc Lê Quốc Thanh bày tỏ.

Về phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, nhiều bộ tài liệu đào tạo ToT, bộ tài liệu bài giảng về kỹ thuật canh tác lúa thông minh được sử dụng tại các mô hình sản xuất lúa tại Sơn La, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... và vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, trong lĩnh vực chăn nuôi, các mô hình nuôi lợn tại Đông Nam bộ, Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc cho giá bán cao hơn 25 - 30% so với thông thường. Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cho hiệu quả kinh tế tăng 21,5%, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các mô hình tôm - lúa, tôm - rừng ngập mặn theo hướng hữu cơ hiệu quả cao gấp 2 - 3 lần so với chỉ trồng lúa, tạo vùng nguyên liệu tôm – lúa hữu cơ tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

Dấu ấn tổ khuyến nông cộng đồng

Nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng, trình Bộ NN-PTNT phê duyệt Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông thông qua kiện toàn tổ khuyến nông cộng đồng”.

Trên cơ sở đó, 126 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập trên phạm vi 13 tỉnh có vùng nguyên liệu tham gia đề án, với tổng số 857 khuyến nông viên.

Sự ra đời của tổ khuyến nông cộng đồng là dấu ấn lớn của hệ thống khuyến nông trong năm 2022.

Sự ra đời của tổ khuyến nông cộng đồng là dấu ấn lớn của hệ thống khuyến nông trong năm 2022.

Ngoài 13 tỉnh tham gia đề án thí điểm, hiện có thêm 12 tỉnh đã thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nội, Bình Định, Bình Phước, Quảng Nam, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ.

Nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền về tổ khuyến nông cộng đồng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo “Củng cố, đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp và tham vấn chính sách cho khuyến nông cơ sở, khuyến nông thôn bản, tổ nhóm khuyến nông cộng đồng” vào ngày 24 - 25/11.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 28 tỉnh, thành phố phía Bắc. Tại đây, các đại biểu đều nhất trí về vị trí, vai trò của khuyến nông viên cơ sở, khuyến nông cộng đồng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

"Thông qua các sự kiện, hệ thống khuyến nông mong mỏi sớm có cơ chế chính sách thống nhất, ổn định, lâu dài đối với hệ thống khuyến nông cơ sở, khuyến nông cộng đồng", Giám đốc Lê Quốc Thanh nhấn mạnh.

Thay mặt hệ thống khuyến nông, ông Lê Quốc Thanh cam kết phối hợp, kết nối chặt chẽ với những đơn vị liên quan thuộc Bộ NN-PTNT như Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT... để phát triển hơn nữa tổ khuyến nông cộng đồng. Đồng thời, hệ thống khuyến nông sẽ chuyển đổi tư duy theo hướng tăng cường liên kiết chuỗi giá trị và kết nối doanh nghiệp.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất