Chọn giống
Nên chọn giống chanh không hạt, có giá trị xuất khẩu, được sử dụng ngày càng nhiều ở thị trường trong nước. Ngoài ra, giống chanh này chống chịu phèn giỏi và kháng bệnh tốt hơn chanh có hạt
Cây con được nhân giống bằng cách ghép, hay chiết cành. Cây giống tốt phải có vị trí ghép cách mặt bầu ươm khoảng 15cm, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt. Cây có thân thẳng và vững chắc; chưa phân cành và có ít nhất 2-3 tầng lá; các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt, có hình dạng và kích thước đặc trưng của giống.
Ciều cao cây giống (từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi) phải đạt từ 50-60 cm, đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 1 cm) đạt từ 1 cm trở lên. Nên mua cây giống ở các cơ sở sản xuất uy tín, cây con phải được sản xuất trong nhà lưới và không bị sâu, bệnh nhất là bệnh vàng lá Greening và siêu vi Tristeza.
Kỹ thuật đào mương lên líp
Ở vùng đất phèn nên làm mương cạn (tránh phèn) nhưng rộng (4-5 m) và líp hẹp (4-5 m) để rửa phèn được nhanh. Mương và líp được đào theo hướng Đông Bắc-Tây Nam để vườn nhận được nhiều gió, giúp vườn thông thoáng, mau khô ráo và giảm sâu bệnh.
Khi lên liếp, lớp đất mặt tơi xốp chứa nhiều hữu cơ, ít chua và giàu dinh dưỡng nên được dùng làm mặt líp, hoặc gom lại thành mô ở vị trí sẽ trồng cây. Tùy theo điều kiện đất đai, kích thước mương líp, kỹ thuật trồng mà có thể chọn những cách lên líp sau đây:
Lấy lớp đất mặt của mương làm mặt líp, còn lớp dưới sâu của mương làm chân líp. Cách này tốn nhiều công nhưng có thể trồng xen hoa màu phụ ngay sau khi lên líp.
Lấy lớp đất mặt của mương đắp thành một băng dài ở giữa líp và cây được trồng ngay trên băng đất tốt đó, năm sau đào lớp đất sâu của mương ốp vào hai bên. Cách này có ưu điểm là công đào mương lên líp được phân bổ qua 2 năm.
Tất cả lớp đất mặt được gom lại đắp thành mô để trồng cây ngay, năm sau đào lớp đất dưới sâu của mương đắp quanh mô. Ưu điểm của cách làm này là năm đầu lập vườn vẫn còn có thể trồng lúa hay cây chịu ngập ở phần đất quanh mô
Trồng cây trên mô
Làm mô trên mặt líp để trồng. Mô có đường kính khoảng 0,8-1,0 m, cao từ 0,4-0,5 m và được làm trước khi trồng khoảng nửa tháng và tưới nước thường xuyên để mô được mau ổn định. Vật liệu làm mô là đất mặt vườn cũ, đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông phơi khô,... trộn với 3-5 kg phân hữu cơ Fertisoa và bổ sung 0,3-0,5 kg phân Đầu Trâu mặn phèn trước khi trồng.
Phải che phủ mô hay tủ líp (nếu không trồng xen) bằng những vật liệu có sẳn tại địa phương như rơm, cỏ khô, lá dừa, lục bình, … hay màng phủ nông nghiệp. Có thể trồng xen trên mô vừa để giữ đất không bị rửa trôi vừa tăng thêm thu nhập.
Đắp thêm mô khi cây được 6 tháng tuổi, và làm trong khoảng vài năm đầu theo sự phát triển của rễ, mỗi năm làm 1-2 lần cho đến khi các mô trên líp giáp nhau. Đất đắp thêm mô là đất líp cũ, đất mặt ruộng, đất bãi bồi phơi khô. Không sử dụng đất đáy mương vì có phèn.
Bón phân
Tùy vào tình trạng dinh dưỡng của vườn và cách canh tác mà bón phân. Có thể chia ra làm 2 trường hợp sau:
Với những vườn để chanh ra hoa, cho trái quanh năm nên sử dụng các dòng phân bón NPK có tỉ lệ gần bằng nhau như Đầu trâu NPK 15-15-15, Đầu trâu NPK 16-16-16 hoặc Đầu Trâu 20-20-15+TE. Mỗi năm bón khoảng 4-5 lần sau những đợt thu hoạch trái.
Riêng những vườn xử lý ra trái tập trung thì bón theo các giai đoạn sinh trưởng của cây như sau:
Sau khi hoạch trái: Tỉa cành, nhánh và bón phân “Đầu Trâu AT1” để cây mau phục sức, ra cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo.
Sau khi siết nước cho ra hoa: Bón phân “Đầu trâu AT2” để cây ra nhiều hoa, hạn chế ra chồi mới cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để giúp cho sự thụ phấn thụ tinh được tốt.
Sau khi cây đậu trái: Bón phân “Đầu trâu AT3” để gia tăng tỷ lệ đậu trái, giúp trái lớn nhanh.
Trái phát triển: Bón phân “Đầu Trâu Nuôi Trái” để trái to và có chất lượng.
Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả của phân bón, nên bón thêm phân “Đầu Trâu Mặn Phèn” vào mỗi đầu mùa mưa và “Phân Hữu Cơ Fertisoa” vào cuối mùa mưa. Liều lượng sử dụng các loại phân trên theo hướng dẫn có trên bao phân.