| Hotline: 0983.970.780

Mùa khô kéo dài đến tháng 9/2018: Giải pháp nào cho Ninh Thuận?

Thứ Năm 19/04/2018 , 15:05 (GMT+7)

Hiện tượng cừu chết đã xuất hiện rải rác từ đầu mùa khô ở một số hộ gia đình thuộc huyện Bắc Ái (vùng tâm hạn)...

23-30-08_cuu
Hạn hán, một số cá thể cừu đã chết vì đói, khát

Trước tình hình hạn hán, tỉnh Ninh Thuận đã lên phương án dừng sản xuất toàn bộ diện tích lúa, màu thuộc khu tưới của 10 hồ chứa đang có dung tích trữ thấp (tổng cộng 1.785 ha), dành toàn bộ lượng nước còn lại cho sinh hoạt và gia súc; chuyển đổi khoảng 840 ha từ lúa sang cây trồng cạn.

Hiện tại tổng dung tích các hồ chứa tại Ninh Thuận đạt trung bình 64%. Tuy nhiên, có 10 hồ chứa có dung tích trữ thấp từ 10% – 24%. Một số hồ chứa nhỏ có vai trò quan trọng (như hồ Ông Kinh) cấp nước cho cây trồng cạn có giá trị cao (nho, táo,…).

Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, một số hồ chứa đã hết nước hoặc đến mực nước chết , đó là các hồ Phước Nhơn, Ông Kinh, Tà Ranh, Bầu Zôn, Suối Lớn, Bầu Ngứ; một số hồ còn ít nước như hồ Phước Trung, Ba Chi, Bà Râu, Thành Sơn…Thời gian tới, nếu tại Ninh Thuận không mưa, sẽ rất khó khăn cho sản xuất và dân sinh đối với các khu vực hồ chứa có dung tích nhỏ và ít nước.

Về ảnh hưởng đến cây trồng, Sở NN-PTNT cho biết, đã xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ tại một số khu tưới ở một số đập (mang tính thời vụ) và một số hồ chứa nhỏ. Nguyên nhân do một số huyện thực hiện gieo trồng không tập trung, không đúng lịch thời vụ. Bà con chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng được khuyến cáo dẫn đến việc điều tiết nước tưới gặp khó khăn. Diện tích canh tác vượt quá khả năng cung cấp của nguồn nước.

Mặt khác, do có lượng mưa năm 2017 khá lớn nên người dân mở rộng diện tích canh tác ở những vùng chưa chủ động nguồn nước tưới. Tình trạng hạn hán, thiếu nước càng trở nên gay gắt.

Hiện tại, lúa đông xuân đã gần đến kỳ thu hoạch nên không cần tiếp tục cấp nước. Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung thực hiện việc tăng cường điều tiết, bơm nước, đào ao, giếng trong lòng hồ đã cạn nước (hồ Ông Kinh) để cấp nước cho các diện tích cây trồng cạn. Tuy nhiên, mùa khô ở Ninh Thuận sẽ kéo dài đến tháng 9/2018. Tình trạng hạn hán sẽ còn diễn biến gay gắt, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân.

Hiện tượng cừu chết đã xuất hiện rải rác từ đầu mùa khô ở một số hộ gia đình thuộc huyện Bắc Ái (vùng tâm hạn). Nguyên nhân là do hộ nuôi có tổng đàn lớn nhưng không có diện tích trồng cỏ và dự trữ thức ăn, đàn cừu phải di chuyển khoảng 10km trong khi nắng nóng để đến bãi chăn thả.

Cụ thể, số lượng cừu chết thuộc hộ nuôi ông Trần Công Hòa, chết 78 con/1.170 con tổng đàn; hộ nuôi ông Nguyễn Văn Sơn, chết 20 con/300 con tổng đàn. Các hộ nuôi có tổng đàn khoảng vài chục con hiện sức khỏe vật nuôi tốt do chủ động được nguồn thức ăn.

Hiện địa phương đã có phương án, cụ thể là dừng sản xuất toàn bộ diện tích lúa, màu thuộc khu tưới của 10 hồ chứa đang có dung tích trữ thấp (tổng cộng khoảng 1.785 ha), dành toàn bộ lượng nước còn lại cho sinh hoạt và gia súc; thực hiện chuyển đổi khoảng 840 ha từ lúa sang cây trồng cạn.

Về giải pháp lâu dài, Cục Quản lý Xây dựng công trình, BQL Đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 phải tìm mọi cách đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành sớm đường ống kênh chính Tân Mỹ đoạn từ K4+351 ÷ K11+85 (hoàn thành trong quý III/2018) và đoạn từ K11+851 ÷ K22+00 (dài khoảng 10,15km) để ứng phó với hạn hán tại khu vực hồ Thành Sơn, hoàn thành trong quý I/2019.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.