| Hotline: 0983.970.780

Vùng cát đẻ ra tiền nhờ nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Hai 16/12/2024 , 08:13 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Ở vùng đất cát và nắng gió nhưng nhờ đầu tư nhà màng bài bản để trồng dưa lưới, anh Sáng đã có thu nhập cao và ổn định, mở ra hướng kinh tế mới.

Về phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) hỏi anh Võ Minh Sáng ai cũng biết vì danh tiếng "Sáng dưa lưới” đã gắn với vùng đất này.

Anh Sáng cũng tâm sự, đã qua nhiều lần thử nghiệm khởi nghiệp với nhiều nghề khác nhau nhưng chưa thành công. Vùng đất quê anh chỉ có nắng gió, cát trắng khô cằn nên bà con chỉ trồng mía và chẳng thu nhập được là bao.

Một lần biết được những vùng nắng gió, khí hậu khắc nghiệt như ở Ninh Thuận bà con vẫn làm hiệu quả mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng nên anh Sáng đã nảy ra tính toán mới.

Anh Võ Minh Sáng kiểm tra dưa lưới trồng trong nhà màng. Ảnh: T. Phùng.

Anh Võ Minh Sáng kiểm tra dưa lưới trồng trong nhà màng. Ảnh: T. Phùng.

“Khi đó, tôi làm liều nhảy xe vào tận Ninh Thuận để xin phụ việc, học nghề trồng dưa lưới trong nhà màng. Sau thời gian phụ việc, tôi xin về quê để thực hiện ước mơ xanh của mình” - anh Sáng bộc bạch.

Về quê, anh Sáng làm thử mô hình ngay trên vùng đất mà gia đình trồng mía. Anh xây dựng mô hình nhỏ ban đầu để rút kinh nghiệm. Theo anh, mỗi vùng đất, khí hậu khác nhau thì cách canh tác dưa lưới cũng khác nhau. Để dưa có năng suất cao, anh đã canh thời gian thụ phấn hoa, sử dụng hệ thống phun nước và quạt gió để điều hòa nhiệt độ trong nhà màng những ngày nắng nóng.

“Vụ đầu tiên cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng lại thành công vì dưa đạt năng suất cao, ít sâu bệnh và được giá tốt. Đó cũng là động lực cho tôi triển khai mô hình lớn hơn” - anh Sáng cho hay.

Khi đã có được quyết tâm và kinh nghiệm, anh Sáng vay mượn và dốc hết vốn liếng được hơn 1 tỷ đồng để đầu tư làm nhà màng với diện tích hơn 1.200m2. “Tôi thiết kế khung, mái che có sức chịu được gió cấp 10. Phần mái dễ dàng được cơ động đưa lên xuống để tránh được gió bão” - anh Sáng nói.

Trong nhà màng, anh Sáng xây dựng hệ thống tưới nhỏ gọt Israel, dinh dưỡng cũng được lựa chọn là phân bón hữu cơ sinh học để bơm cho từng gốc cây theo công nghệ tiên tiến, chăm sóc cẩn thận, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. “Tôi chỉ sử dụng các loại thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh, nấm hại dưa chứ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mặt khác, việc quản lý vào ra nhà màng cũng được chú trọng để hạn chế thấp nhất các loại bướm, sâu xâm nhập”, anh Sáng cho biết.

Sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng theo hướng hữu cơ mang lại thu nhập cao cho người dân vùng cát. Ảnh: T. Phùng.

Sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng theo hướng hữu cơ mang lại thu nhập cao cho người dân vùng cát. Ảnh: T. Phùng.

Mỗi vụ dưa có thời gian từ 70 - 80 ngày nên mỗi năm khu nhà màng cho 3 lứa dưa. Qua gần 2 năm, đã có 5 lứa dưa được thu hoạch. Theo tính toán của anh Sáng, mỗi vụ dưa cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng. “Vốn đầu tư cũng đã hoàn. Hiện gia đình cũng tính toán đến mở rộng quy mô của trang trại để tăng thêm thu nhập” - anh Sáng cho hay.

Không dừng lại ở mô hình dưa lưới, gia đình anh Sáng cũng đã trồng thêm măng tây, dưa chuột baby... 

Cũng theo anh Sáng, dưa lưới trồng ở vùng nắng gió sẽ có chất lượng ngon hơn. Vì vậy, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm dưa lưới của gia đình được thương lái nhiều tỉnh bạn đến đặt mua.

Sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao đã trở thành chiến lược phát triển nông nghiệp tại thị xã Ba Đồn. Những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng hữu cơ trên vùng cát khô cằn đã mở ra hướng đi mới cho địa phương này.

Theo ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn, Thị xã cũng đã có định hướng kêu gọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích, có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất về cơ chế để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng hữu cơ, bền vững.

“Trong đó, chúng tôi đánh giá cao triển vọng phát triển của các mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, trồng rau trong nhà lưới trên những vùng đất cá bạc màu, đất khô cằn để cải tạo, bồi bổ đất và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích ở những vùng không có điều kiện thổ nhưỡng tốt” - ông Nguyễn Văn Ninh nói thêm.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất