| Hotline: 0983.970.780

Mưa lũ gây ngập lớn tại Thừa Thiên - Huế

Thứ Tư 15/11/2023 , 13:09 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, từ sáng 15/11 ngập lụt diện rộng bắt đầu xảy ra tại Thành phố Huế và một số địa phương Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Hương Thủy...

Lực lượng chức năng túc trực tại điểm ngập lụt trên Quốc lộ 1A.

Lực lượng chức năng túc trực tại điểm ngập lụt trên Quốc lộ 1A.

Từ tối 14/11 đến sáng ngày 15/11 tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xảy ra mưa to và mưa rất to, riêng huyện Nam Đông và một số nơi của huyện Phú Lộc có mưa đặc biệt to, với lượng mưa phổ biến 500-800mm.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, mực nước lúc 9h ngày 15/11 trên sông Hương tại trạm Kim Long là +4,24m trên báo động III là 0,74m, trên sông Bồ tại trạm Phú Ốc là +4,47m, dưới báo động III là 0,03m.

Tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng tại nhiều khu vực của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Công Điền.

Tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng tại nhiều khu vực của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Công Điền.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, do ảnh hưởng của mưa kéo dài, từ sáng 15/11 ngập lụt diện rộng bắt đầu xảy ra tại nhiều khu đô thị của thành phố Huế và các vùng thấp trũng thuộc các huyện, thị xã như Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Hương Thủy... .

Tại huyện Phong Điền nhiều tuyến đường Quốc lộ 49A, 49B, đường tỉnh, liên xã, liên bị ngập cục bộ từ 0,4 - 1m gây ách tắc giao thông tạm thời. 

Riêng Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Lộc Trì, huyện Phú lộc ngập 0,3-0,35m, giao thông đi lại khó khăn. Lực lượng chức năng đã thông báo cho người dân và các phương tiện chuyển hướng di chuyển để tránh nguy hiểm.

Lực lượng Công an thành phố Huế đưa người dân thoát khỏi vùng ngập lụt. 

Lực lượng Công an thành phố Huế đưa người dân thoát khỏi vùng ngập lụt. 

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, dự báo từ ngày 15/11 - 17/11, tại địa phương tiếp tục có mưa to, mưa rất to và rải rác có dông. Tổng lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 500mm. Mực nước trên các sông duy trì ở mức cao trên báo động III, gây ngập lụt diện rộng.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công điện khẩn gửi sở, ngành, địa phương yêu cầu triển khai sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng, ngập lụt sâu, chia cắt; các khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất.

Trong đó chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu, học sinh, sinh viên ở trọ…

Người dân sử dụng ghe thuyền để di chuyển. Ảnh: Công Điền.

Người dân sử dụng ghe thuyền để di chuyển. Ảnh: Công Điền.

Đặc biệt chủ động đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, phục vụ nhân dân tại các vùng nguy cơ cô lập, chia cắt dài ngày do ngập sâu, sạt lở đất. Bố trí lực lượng kiểm soát, rào chắn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị vận tải, nhà ga tàu hỏa, sân bay quốc tế Phú Bài, bến xe, bến thuyền triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tư, an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Một số hình ảnh ngập lụt tại Thừa Thiên - Huế

 
 
 
 
 
 
 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.