| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Huế bì bõm thu hoạch chột nưa sau mưa lớn

Chủ Nhật 15/10/2023 , 18:12 (GMT+7)

Tranh thủ thời tiết đang tạnh ráo, người dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền thu hoạch chột nưa, một loại cây trồng đặc trưng ở địa phương.

Từ sáng 15/10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã ngừng mưa. Thời tiết tốt dần nên nông dân tranh thủ ra đồng thu hoạch các loại cây trồng.

Từ sáng 15/10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã ngừng mưa. Thời tiết tốt dần nên nông dân tranh thủ ra đồng thu hoạch các loại cây trồng.

Tại thôn Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền), nhiều nông dân ngâm mình dưới nước để thu hoạch cây chột nưa. Đây là loại cây trồng đặc trưng ở địa phương đã đi vào thơ ca với bài 'Con cá, chột nưa' của nhà thơ Tố Hữu.

Tại thôn Niêm Phò (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền), nhiều nông dân ngâm mình dưới nước để thu hoạch cây chột nưa. Đây là loại cây trồng đặc trưng ở địa phương đã đi vào thơ ca với bài "Con cá, chột nưa" của nhà thơ Tố Hữu.

Ông Nguyễn Thuyền, nông dân thôn Niêm Phò cho biết, vùng đất thấp trũng này từ xa xưa đã thích hợp để trồng cây chột nưa. Đây cũng được xem là cây trồng chống đói vào mùa mưa lụt của người dân địa phương.

Ông Nguyễn Thuyền, nông dân thôn Niêm Phò cho biết, vùng đất thấp trũng này từ xa xưa đã thích hợp để trồng cây chột nưa. Đây cũng được xem là cây trồng chống đói vào mùa mưa lụt của người dân địa phương.

'Những ngày mưa lớn vừa qua đã làm ngập hoàn toàn ruộng chột nưa của gia đình tôi. Từ sáng nay, tranh thủ trời bớt mưa, vợ chồng tôi cùng người thân ra đồng thu hoạch để bán, mong vớt vát chút được phần nào công sức đã bỏ ra mấy tháng nay', ông Thuyền nói.

"Những ngày mưa lớn vừa qua đã làm ngập hoàn toàn ruộng chột nưa của gia đình tôi. Từ sáng nay, tranh thủ trời bớt mưa, vợ chồng tôi cùng người thân ra đồng thu hoạch để bán, mong vớt vát chút được phần nào công sức đã bỏ ra mấy tháng nay", ông Thuyền nói.

Mặc dù trời đã tạnh hẳn, thời tiết đang tốt dần lên nhưng đến sáng 15/10 ruộng chột nưa của gia đình ông Thuyền vẫn còn ngập trong nước lụt.

Mặc dù trời đã tạnh hẳn, thời tiết đang tốt dần lên nhưng đến sáng 15/10 ruộng chột nưa của gia đình ông Thuyền vẫn còn ngập trong nước lụt.

Hàng xóm của ông Thuyền cũng đến giúp gia đình ông thu hoạch chột nưa. Đối với người dân làng Niêm Phò, việc giúp nhau trong mùa mưa lụt đã trở thành lệ thường tốt đẹp từ ngàn xưa.

Hàng xóm của ông Thuyền cũng đến giúp gia đình ông thu hoạch chột nưa. Đối với người dân làng Niêm Phò, việc giúp nhau trong mùa mưa lụt đã trở thành lệ thường tốt đẹp từ ngàn xưa.

Theo ông Thuyền, nếu không bị ảnh hưởng bởi mưa lớn kéo dài thì khoảng nửa tháng tới mỗi cân chột nưa sẽ được bán với giá khoảng 20.000 đồng. Tuy nhiên do bị ngâm nước lâu nên chột nưa thu hoạch xong bán chỉ được 10.00 - 15.000 đồng/kg. 

Theo ông Thuyền, nếu không bị ảnh hưởng bởi mưa lớn kéo dài thì khoảng nửa tháng tới mỗi cân chột nưa sẽ được bán với giá khoảng 20.000 đồng. Tuy nhiên do bị ngâm nước lâu nên chột nưa thu hoạch xong bán chỉ được 10.00 - 15.000 đồng/kg. 

Vợ chồng ông Thuyền ngâm mình cố gắng thu hoạch cho xong ruộng chột nưa bởi lo trời sẽ tiếp tục đổ mưa.

Vợ chồng ông Thuyền ngâm mình cố gắng thu hoạch cho xong ruộng chột nưa bởi lo trời sẽ tiếp tục đổ mưa.

Theo ông Trần Kìm, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, cây chột nưa rất dễ trồng, nếu so với các loại cây trồng khác như khoai lang, môn, mướp đắng thì hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện toàn xã có khoảng 5ha cây chột nưa, chủ yếu trồng tại thôn Niêm Phò, La Vân Thượng, La Vân Hạ, Tân Xuân Lai...

Theo ông Trần Kìm, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, cây chột nưa rất dễ trồng, nếu so với các loại cây trồng khác như khoai lang, môn, mướp đắng thì hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện toàn xã có khoảng 5ha cây chột nưa, chủ yếu trồng tại thôn Niêm Phò, La Vân Thượng, La Vân Hạ, Tân Xuân Lai...

'Đợt mưa lớn kéo dài vừa qua làm hư hỏng một số diện tích rau má và rau màu với tỷ lệ hư hại từ 30 - 50%. Riêng đối với cây chột nưa, chúng tôi đang thống kê số liệu để có hướng hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới', ông Kìm thông tin.

"Đợt mưa lớn kéo dài vừa qua làm hư hỏng một số diện tích rau má và rau màu với tỷ lệ hư hại từ 30 - 50%. Riêng đối với cây chột nưa, chúng tôi đang thống kê số liệu để có hướng hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới", ông Kìm thông tin.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Rau màu ùn ứ, giá rẻ như cho

Rau màu ùn ứ, giá rẻ như cho

NGHỆ AN Nông dân vùng rau xã Quỳnh Liên (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) buồn bã khi giá rau ràu tụt dốc không phanh.

Tây Ninh bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo

Tây Ninh bàn giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo

Tây Ninh là tỉnh có diện tích lúa khá lớn song giá trị chưa cao do hạn chế trong liên kết sản xuất, tiêu thụ và nguồn giống…

Trúng mùa dưa lưới đầu năm

Trúng mùa dưa lưới đầu năm

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nhiều nông dân trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tất bật vào vụ thu hoạch nhằm kịp đáp ứng đơn đặt hàng.

Bayer đồng hành cùng nông dân ĐBSCL và Tây Nguyên phát triển nông nghiệp bền vững

Bayer đồng hành cùng nông dân ĐBSCL và Tây Nguyên phát triển nông nghiệp bền vững

Bayer mở rộng các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên. Theo đó, 2 sáng kiến phát triển cây trồng chủ đạo được đón nhận nồng nhiệt.

Khởi sắc mía đường: [Bài 2] mía ngọt trở lại

Khởi sắc mía đường: [Bài 2] mía ngọt trở lại

SÓC TRĂNG Nhờ liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, vùng nguyên liệu mía Cù Lao Dung dần lấy lại vị thế, giữ vững hơn 4.000ha, người trồng có thu nhập ổn định.

Xem thêm

Bình luận mới nhất