| Hotline: 0983.970.780

Mùa xuân - mùa lên núi tìm lại đàn Rơpu 'Prây'

Chủ Nhật 07/02/2021 , 15:27 (GMT+7)

Mỗi độ tết đến xuân về, người đồng bào vùng núi Langbiang ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại cùng nhau vào rừng tìm lại đàn Rơpu "Prây" (trâu "rừng") mang chúng về ăn tết.

Sau lễ ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, anh Cil Phlit (30 tuổi, dân tộc Lạch, ngụ thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) lại khăn gói vào rừng tìm lại đàn trâu.  

Sau lễ ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, anh Cil Phlit (30 tuổi, dân tộc Lạch, ngụ thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) lại khăn gói vào rừng tìm lại đàn trâu.  

Chàng thanh niên này cho biết, đàn trâu của gia đình có khoảng 20 con lớn nhỏ và đây cơ nghiệp của gia đình. Anh chia sẻ: 'Đàn trâu được cha mẹ mình nuôi từ hơn 20 năm trước và cứ thả vào rừng cho chúng tự sinh sôi, nảy nở. Lâu lâu cả nhà lại vào tìm chúng, đưa chúng về và chọn những con to bán cho thương lái'. Nói đoạn, anh Cil Phlit bước về khoảng đồi thông mênh mông bên hồ Đan Kia ở xã Lát (Lạc Dương) rồi vừa đi, vừa cất tiếng gọi 'cục cục! cục cục!'. 

Chàng thanh niên này cho biết, đàn trâu của gia đình có khoảng 20 con lớn nhỏ và đây cơ nghiệp của gia đình. Anh chia sẻ: "Đàn trâu được cha mẹ mình nuôi từ hơn 20 năm trước và cứ thả vào rừng cho chúng tự sinh sôi, nảy nở. Lâu lâu cả nhà lại vào tìm chúng, đưa chúng về và chọn những con to bán cho thương lái". Nói đoạn, anh Cil Phlit bước về khoảng đồi thông mênh mông bên hồ Đan Kia ở xã Lát (Lạc Dương) rồi vừa đi, vừa cất tiếng gọi "cục cục! cục cục!". 

Đang rảo bước trên đồi, anh Cil Phlit bắt gặp một người dân cũng đang đi tìm lại đàn bò của mình. Sau cuộc hỏi han thông tin, anh Cil Phlit cất tiếng: 'Anh có mang theo muối không? Cho tôi xin một ít! Hôm nay quên đem muối nên chẳng có gì để dẫn dụ trâu'.

Đang rảo bước trên đồi, anh Cil Phlit bắt gặp một người dân cũng đang đi tìm lại đàn bò của mình. Sau cuộc hỏi han thông tin, anh Cil Phlit cất tiếng: "Anh có mang theo muối không? Cho tôi xin một ít! Hôm nay quên đem muối nên chẳng có gì để dẫn dụ trâu".

Đặt chân lên bãi cỏ như thảo nguyên, anh Cil Phlit mừng rỡ nói: 'Rơpu đây rồi. Đàn trâu nhà mình đây rồi'. 

Đặt chân lên bãi cỏ như thảo nguyên, anh Cil Phlit mừng rỡ nói: "Rơpu đây rồi. Đàn trâu nhà mình đây rồi". 

Những chú Rơpu ăn cỏ, nếm sương ở rừng suốt nhiều tháng trời nên khi thấy chủ nhân, chúng cũng tỏ vẻ cảnh giác và 'lên mặt' hung dữ. 'Lâu ngày quá rồi, nếu mình không tìm lại nó, nó sẽ trở thành Rơpu prây  (rrâu rừng) đấy', thanh niên 30 tuổi thổ lộ.

Những chú Rơpu ăn cỏ, nếm sương ở rừng suốt nhiều tháng trời nên khi thấy chủ nhân, chúng cũng tỏ vẻ cảnh giác và "lên mặt" hung dữ. "Lâu ngày quá rồi, nếu mình không tìm lại nó, nó sẽ trở thành Rơpu prây  (rrâu rừng) đấy", thanh niên 30 tuổi thổ lộ.

Để tiếp cận đàn trâu của gia đình, anh Cil Phlit lần lần tiến lại gần để làm quen. Theo nông dân này, trước khi đi, anh đã cẩn thận dùng một ít phân trâu bôi lên quần áo của mình để trâu cảm nhận và dễ gần.   

Để tiếp cận đàn trâu của gia đình, anh Cil Phlit lần lần tiến lại gần để làm quen. Theo nông dân này, trước khi đi, anh đã cẩn thận dùng một ít phân trâu bôi lên quần áo của mình để trâu cảm nhận và dễ gần.   

Phải mất nhiều giờ, chủ đàn trâu mới có thể tiến lại gần đàn gia súc của mình.

Phải mất nhiều giờ, chủ đàn trâu mới có thể tiến lại gần đàn gia súc của mình.

'Trâu thả vào rừng là truyền thống của các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở vùng núi Langbiang. Ở trong rừng, chúng tự tìm thức ăn, nước uống và cứ thế sinh sôi, nảy nở, ít khi xảy ra dịch bệnh. Có lần vào thăm lại thấy đàn có thêm mấy chú nghé con. Vui lắm!', anh Cil Phlit chia sẻ và cho biết thêm, khoảng 8 năm trước, một số con trong đàn trâu của gia đình bị bệnh tụ huyết trùng và chết. Cũng có năm gia đình xảy ra tranh chấp với trâu hàng xóm vì Rơpu lạc đàn và phải nhờ đến sự phân giải của cơ quan chính quyền.

"Trâu thả vào rừng là truyền thống của các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở vùng núi Langbiang. Ở trong rừng, chúng tự tìm thức ăn, nước uống và cứ thế sinh sôi, nảy nở, ít khi xảy ra dịch bệnh. Có lần vào thăm lại thấy đàn có thêm mấy chú nghé con. Vui lắm!", anh Cil Phlit chia sẻ và cho biết thêm, khoảng 8 năm trước, một số con trong đàn trâu của gia đình bị bệnh tụ huyết trùng và chết. Cũng có năm gia đình xảy ra tranh chấp với trâu hàng xóm vì Rơpu lạc đàn và phải nhờ đến sự phân giải của cơ quan chính quyền.

Sau nhiều giờ làm quen, cuối cùng, anh Cil Phlit cũng tiếp cận được đàn trâu của gia đình. Trong nhiều trường hợp, chủ trâu phải sử dụng muối để dẫn dụ, đưa trâu trở về chuồng.

Sau nhiều giờ làm quen, cuối cùng, anh Cil Phlit cũng tiếp cận được đàn trâu của gia đình. Trong nhiều trường hợp, chủ trâu phải sử dụng muối để dẫn dụ, đưa trâu trở về chuồng.

Đàn Rơpu đã chịu nghe lời và nông dân 30 tuổi đưa cơ nghiệp của mình về lại với gia đình. Anh cho biết, trâu được thả trong rừng nên thịt ngon, thương lái thường tìm mua với giá cao. Với đàn trâu gần 20 con, gia đình anh sẽ chọn một số trâu béo để bán. Còn lại, ra năm gia đình sẽ thả chúng lại rừng để tiếp tục tự sinh, tự dưỡng.

Đàn Rơpu đã chịu nghe lời và nông dân 30 tuổi đưa cơ nghiệp của mình về lại với gia đình. Anh cho biết, trâu được thả trong rừng nên thịt ngon, thương lái thường tìm mua với giá cao. Với đàn trâu gần 20 con, gia đình anh sẽ chọn một số trâu béo để bán. Còn lại, ra năm gia đình sẽ thả chúng lại rừng để tiếp tục tự sinh, tự dưỡng.

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.