| Hotline: 0983.970.780

Nà Bó vượt khó vươn lên

Thứ Sáu 18/12/2020 , 08:31 (GMT+7)

Xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đạt 19/19 tiêu chí, là xã miền núi điển hình vượt khó vương lên trong xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp Mai Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ảnh: NNVN

Nông nghiệp Mai Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ảnh: NNVN

Vượt lên tất cả những khó khăn trở ngại, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND – UBND, các phòng ban của huyện, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện cùng với sự quyết tâm, trách nhiệm cao của các thành viên Ban chỉ đạo, cán bộ, công chức, các tổ chức ban, ngành, đoàn thể xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các bản, tiểu khu; sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Nà Bó là xã thứ 7 của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La được nhận Bằng công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

 Theo UBND xã Nà Bó, lúc bắt tay vào triển khai nhiệm vụ Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành bởi nhận thức về xây dựng nông thôn mới của người dân còn hạn chế, cuộc sống của một số hộ dân còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên với sự quyết tâm cao bằng các biện pháp phù hợp như: Công tác tuyên truyền, vận động, công tác đào tạo tập huấn, công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân...đến nay Nà Bó đã đạt 19/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trong đó một số tiêu chí đạt được kết quả tốt.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp thăm mô hình sản xuất tại địa phương. Ảnh: BSL

Lãnh đạo ngành nông nghiệp thăm mô hình sản xuất tại địa phương. Ảnh: BSL

 Theo ông Nguyễn Đình Thuân, Chủ tịch UBND xã, Từ những kết quả đã đạt được và hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã Nà Bó rút ra bài học thực tiễn đó là: Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để mọi cán bộ Đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện gắn với công tác thi đua như: Phong trào toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới gắn với  phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, 5 không 3 sạch; phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi,... tạo ra không khí sôi động ở địa phương.

Đồng thời coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở;  đội ngũ cán bộ điều hành và thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã và bản, tiểu khu phải có trình độ hiểu biết, có năng lực và tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ cũng như tuyên truyền vận động người dân; có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc; dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia, của tỉnh Sơn La để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả

Nhằm đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, Nà Bó thực hiện theo phương châm nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ, tập trung quyết liệt để thực hiện các công trình trọng tâm và thiết thực của dân, vừa tạo khí thế phấn khởi cho dân, vừa nuôi dưỡng sức dân, vừa được lòng dân.

 Để xây dựng nông thôn mới, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã phải xây dựng kế hoạch theo từng công việc cụ thể, phải phân công từng thành viên BCĐ, BQL xây dựng nông thôn mới xã chịu trách nhiệm phụ trách địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy thực hiện chương trình.

Sự đoàn kết, thống nhất cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình; tranh thủ sự quan tâm của cấp trên trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra tạo điều kiện giúp đỡ, bố trí nguồn vốn cho xã để hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra cũng được Nà Bó phát huy tối đa.

Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tham ô, lãng phí hoặc thất thoát kinh phí, vật tư của Nhà nước, tiền đóng góp và công sức của nhân dân tạo sự tin tưởng cao.

"Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hiện nay vẫn còn một số tiêu chí đạt ở mức thấp, nông nghiệp và nông thôn cũng còn nhiều bất cập như: Mô hình kinh tế hợp tác được hình thành nhưng chưa đủ sức thuyết phục, thu hút nông dân tham gia, tiêu chí y tế, tiêu chí môi trường, thu nhập, cơ sở vật chất văn hoá,... tuy đã đạt nhưng cần tập trung nâng cao hơn chất lượng trong thời gian tới" - ông Thuân cho biết.

Thu nhập bình quân đầu người của xã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng dần theo từng năm (năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/người/năm; năm 2019 đạt 32 triệu đồng/người/năm đến năm 2020 tăng lên 36 triệu đồng/người/năm); Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã được tưới và tiêu nước chủ động là 55/55ha, đạt tỷ lệ 100% , hiện có 02 công trình thủy lợi đã được đầu tư, xây dựng kiên cố hóa với tổng chiều dài kênh mương 1,77 km; Triển khai đã xây dựng được 14 tuyến, với tổng chiều dài 24,4km.

  • Tags:
Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

5 điểm bán sản phẩm OCOP phục vụ giỏ quà tết tại Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến nay đã thành lập được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, với hàng trăm giỏ quà tết được tiêu thụ mỗi ngày.

Bình luận mới nhất