| Hotline: 0983.970.780

Nam Định ra công điện chủ động ứng phó với cơn bão số 5

Thứ Tư 12/09/2018 , 13:31 (GMT+7)

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 5, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ra công điện yêu cầu các địa phương, sở, ban, ngành thực hiện một số nhiệm vụ sau.

Đường đi của bão số 5 và siêu bão MANGKHUT. Ảnh: NCHMF

Theo đó, tập trung chỉ đạo triển khai ứng phó với cơn bão số 5 theo phướng châm “4 chỗ”. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, bằng mọi biện pháp thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến của bão để chủ động phòng tránh hoặc không đi vào vùng nguy hiểm…

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn ngư dân vào nơi tránh trú an toàn, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án di dời người dân, sơ tán người canh coi tại các chòi canh, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch trên biển.

Triển khai phương án đảm bảo đê điều, đặc biệt đối với các trọng điểm phòng chống bão, các công trình đang thi công, các vị trí đê, kè bị ảnh hưởng các đợt mưa, lũ thời gian trước. Rà soát chặt chẽ triển khai phương án phòng chống tại địa phương nhất là các xã ven biển, chuẩn bị sẵn sàng vật tư dự trữ phòng, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Các huyện thành phố: Thường xuyên thông báo diễn biến của bão để nhân dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn biết, chủ động phòng chống đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra; có phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các lồng, bè; kiểm tra hệ thống thủy lợi, đê điều xung yếu sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Chủ động các biện pháp phòng chống úng, ngập: Khẩn trương tiêu rút triệt để nước đệm trên các tuyến kênh mương nhất là những vùng trũng; chủ động máy bơm dã chiến, máy bơm di động, chống úng cho lúa và hoa màu; chủ động tiêu nước đô thị để ứng phó với tình trạng ngập úng có thể xảy ra...

Được biết, hồi 10h ngày 12/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 470km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 13/9, vị trí tâm bão ở khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu, cách Móng Cái (Quảng Ninh), khoảng 270km, cách Hải Phòng khoảng 330 về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 110km tính từ vùng tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7,vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11; biển động mạnh.

Trong 24 – 48h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó đi vào khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu thành vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 14/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh vùng núi trung du Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Trong 48 – 60h tiếp theo, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.

Sáng nay, siêu bão MANGKHUT trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương duy trì sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ). Siêu bão MANGKHUT sẽ di chuyển hướng về khu vực Bắc Biển Đông trong khoảng 03 ngày tới.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thiên tai về, tài sản ra đi

Hà Giang Mới đầu mùa mưa, nhưng người dân ở vùng cao Hà Giang đã phải hứng chịu 2 đợt thiệt hại do thiên tai gây ra, đau lòng nhất là đã có người tử vong.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất