| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao năng lực vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé ứng phó thiên tai

Thứ Bảy 11/11/2023 , 09:25 (GMT+7)

ĐBSCL Các địa phương vùng hưởng lợi dự án Cái Lớn - Cái Bé phối hợp chặt chẽ, nâng cao năng lực vận hành công trình thủy lợi để ứng phó với thiên tai.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé có vùng hưởng lợi rộng trên 384 nghìn ha, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thuộc 5 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Do đó, việc vận hành công trình, kiểm soát chất lượng nguồn nước luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và người dân vùng hưởng lợi.

Tại tọa đàm “Vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, PGS. TS Nguyễn Phú Quỳnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nhận định cần có sự phối hợp vận hành chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và giữa các địa phương trong vùng hưởng lợi do hệ thống công trình trải dài trên địa bàn các tỉnh. 

Tọa đàm 'Vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé' do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: Kiều Trang.

Tọa đàm “Vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện. Ảnh: Kiều Trang.

Đồng quan điểm với PGS. TS Nguyễn Phú Quỳnh, ông Lê Hữu Toàn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang khẳng định: Kiên Giang là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Địa phương hiện có 5 huyện với những hệ sinh thái, mô hình sản xuất khác nhau nên công tác phối hợp vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là rất cần thiết. 

Nhằm đảm bảo công tác phối hợp vận hành công trình thủy lợi đồng bộ, hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt của người dân, UBND các tỉnh trong vùng hưởng lợi cùng Công ty Khai thác Thủy lợi Miền Nam đã ký kết quy chế phối hợp quản lý, khai thác công trình thủy lợi liên tỉnh vào tháng 5/2023 theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.

Đình kỳ mỗi tháng ngành nông nghiệp Kiên Giang và các tỉnh trong vùng dự án sẽ trao đổi, thông tin về tình hình sản xuất từ đó phối hợp cùng Công ty Khai thác Thủy lợi Miền Nam xây kế hoạch vận hành chi tiết trong tháng. Ảnh: Kiều Trang.

Đình kỳ mỗi tháng ngành nông nghiệp Kiên Giang và các tỉnh trong vùng dự án sẽ trao đổi, thông tin về tình hình sản xuất từ đó phối hợp cùng Công ty Khai thác Thủy lợi Miền Nam xây kế hoạch vận hành chi tiết trong tháng. Ảnh: Kiều Trang.

Theo đó, định kỳ hàng tháng ngành nông nghiệp Kiên Giang và các tỉnh trong vùng dự án sẽ trao đổi, thông tin về tình hình sản xuất, nhu cầu sử dụng nước của từng vùng, từ đó phối hợp cùng Công ty Khai thác Thủy lợi Miền Nam xây các kế hoạch vận hành chi tiết trong tháng. Đồng thời, thông báo rộng rãi đến bà con vùng hưởng lợi trong và ngoài tỉnh về tình hình độ mặn, số lượng cửa đóng, mở để có phương pháp tác canh tác phù hợp.

Khi điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, Sở NN-PTNT Kiên Giang, cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đơn vị vận hành, thực hiện các quy trình giao thông đường thủy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị.

Trong khuôn khổ hợp tác vận hành hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, tỉnh Kiên Giang đã phối hợp cùng Công ty Khai thác thủy lợi Miền Nam tổ chức diễn tập vận hành cống trong khoảng thời gian từ 25-28/9, tại cụm công trình cống Cái Lớn – Cái Bé và Xẻo Rô, thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Châu Thành, xã Hưng Yên và Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Đơn vị vận hành và ngành chức năng địa phương đã phối hợp kiểm soát tốt hoạt động đóng mở van cống theo điểm khống chế, công trình kiểm soát được vùng hưởng lợi. Ảnh: Trung Chánh.

Đơn vị vận hành và ngành chức năng địa phương đã phối hợp kiểm soát tốt hoạt động đóng mở van cống theo điểm khống chế, công trình kiểm soát được vùng hưởng lợi. Ảnh: Trung Chánh.

Diễn tập được tổ chức với mục tiêu đánh giá khả năng kiểm soát mặn, ngọt, lợ theo yêu cầu kịch bản để thực hiện vận hành đóng mở cửa cống; đánh giá khả năng vận hành cống trong điều kiện thiên tai, khi mực nước ở hạ lưu cao hoặc khi nước mặn ở biển Tây xâm nhập mật độ cao hơn so với dự đoán; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vận hành, đặc biệt là cán bộ của Kiên Giang đang vận hành các cống lớn có âu thuyền.

Sau thành công của đợt diễn tập, đã khẳng định đơn vị vận hành và ngành chức năng địa phương đã phối hợp kiểm soát tốt hoạt động đóng mở van cống theo điểm khống chế, công trình kiểm soát được vùng hưởng lợi. 

Cụ thể, khi độ mặn ở biển Tây cao bất thường, hệ thống đã kiểm soát và khống chế ngay điểm mặn. Ngoài ra, công trình có thể vận hành cục bộ phía nội đồng, sử dụng thủy lực tất cả các cống để luân phiên giữa cống Cái Lớn - Cái Bé để xử lý vấn đề ngập úng cục bộ.

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...

Bình luận mới nhất