| Hotline: 0983.970.780

Đừng để thú cưng thành nguồn lây bệnh

Nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng dại

Thứ Năm 14/12/2023 , 10:21 (GMT+7)

TP.HCM Tình trạng thú cưng thả rông, không đeo rọ mõm vẫn diễn ra phổ biến tại nơi công cộng trên địa bàn TP.HCM, điều này tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh lây lan.

Thường xuyên tập thể dục vào buổi chiều tại công viên Làng Hoa, quận Gò Vấp, TP.HCM, bà Hoàng Thị Huệ cho biết, có lần tôi đang chạy đánh cầu lông thì có chủ dắt chó ngang qua, không rọ mõm, nó nhảy chồm lên người khiến tôi giật cả mình. “Nhiều khi vô ý mà thú cưng lỡ có bệnh dại, mà lên cơn thì chủ cũng bó tay”, bà Huệ lo ngại.

Còn Trần Văn Chất (ngụ TP. Thủ Đức) thì bức xúc: “Chẳng cần chi đâu xa, tôi thường xuyên bắt gặp hàng xóm dẫn chó không rọ mõm ra đường phóng uế, nhiều khi mình đuổi nó đi nó gầm gừ muốn cắn mình”.

Chó thả rông, không rọ mõm tiềm ẩn nguy cơ về bệnh dại lây lan. Ảnh: Trần Phi.

Chó thả rông, không rọ mõm tiềm ẩn nguy cơ về bệnh dại lây lan. Ảnh: Trần Phi.

Bà Trần Thị Thu Hoài, Phó Chủ tịch UBND phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức cho biết, trên thực tế người dân không đăng ký khi nuôi chó, mèo, nhưng phường quản lý thông qua việc đăng ký tiêm phòng bệnh dại hằng năm. “Cách đây 1 tháng, phường xử lý một trường hợp hộ dân nuôi nhiều chó khiến khu dân cư bức xúc, nhưng sau khi vận động thì đã cho bớt đi vài con và cam kết tiêm phòng đầy đủ”, bà Hoài cho hay.

Theo bà Hoài, trước đây người dân nuôi thú cưng chó, mèo để giữ nhà, tuy nhiên giờ đây nhu cầu này trở thành thú vui. Tuy nhiên, nhiều chủ nuôi lại thiếu kiến thức về tiêm phòng dại cho chó mèo. Với suy nghĩ chỉ cần nuôi thú cưng ở trong nhà, tắm rửa sạch sẽ, ăn ở vệ sinh không tiếp xúc với những chó mèo lạ thì sẽ luôn khỏe mạnh, tuy nhiên bệnh dại có thể xuất phát từ bất cứ loại động vật nào.

Để khắc phục dịch bệnh dại trên vật nuôi, bà Hoài nhấn mạnh việc quan trọng nhất là phải quản lý, tiêm phòng dại được đàn chó trên cả nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu vacxin cho ăn sẽ thuận tiện hơn trong việc phòng bệnh dại.

Nâng cao nhận thức của người dân là điều kiện tiên quyết trong công tác phòng chống bệnh dại. Ảnh: Trần Phi.

Nâng cao nhận thức của người dân là điều kiện tiên quyết trong công tác phòng chống bệnh dại. Ảnh: Trần Phi.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, tính đến tháng 9/2023, tổng đàn chó, mèo trên toàn thành phố có gần 180.000 con đang được nuôi tại hơn 101.000 hộ dân, trong đó chủ yếu là chó.

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, nhìn nhận dù quy định đầy đủ nhưng hiện vẫn còn tình trạng cho chó ra đường không có rọ mõm, không có dây xích, không có người dắt, không đăng ký đầy đủ với chính quyền địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của một số người dân chưa cao.

Hiện Chi cục đang phối hợp với chính quyền địa phương, Hội nông dân, các đoàn thể… mỗi năm thực hiện khoảng 25 lớp tập huấn tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của bệnh dại, các quy định khi nuôi chó, mèo nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống bệnh dại.

Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tập huấn công tác bắt chó thả rông cho 10 quận, huyện trong công tác bắt chó thả rông trên địa bàn gồm: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 12, TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ, huyện Bình Chánh. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập huấn công tác này cho các đơn vị còn lại.

Đội bắt chó phường Hiệp Bình Chánh, TP.HCM tổ chức vây bắt chó thả rông. Ảnh: Trần Phi.

Đội bắt chó phường Hiệp Bình Chánh, TP.HCM tổ chức vây bắt chó thả rông. Ảnh: Trần Phi.

Ông Nguyễn Hữu Thiết cũng cho rằng Việt Nam vẫn chưa có quy định riêng về việc nuôi chó dữ như nước ngoài mà quy định chung về quản lý chó, mèo nuôi. Tuy nhiên, trào lưu nuôi “chó chiến” làm thú cưng, tức các loài như pitbull, becgie, ngao Tây Tạng… phát triển như hiện nay nhưng chủ vật nuôi quản lý không chặt dẫn đến cắn người, khiến dư luận bức xúc.

Mới đây, vào chiều ngày 5/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin về trường hợp bé trai T.N.K. (7 tuổi, ngụ khu phố 3A, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) không may bị chó dại cắn. Theo điều tra, con chó là của ông P.N.T. (ngụ tại địa phương), khi được thả ra ngoài để đi vệ sinh, con chó này đã chạy cuồng loạn và cắn vào mặt sau bắp chân phải của bé trai. Sau đó, ông nhờ cơ quan chức năng đến xét nghiệm thì kết quả vật nuôi này dương tính với virus dại.

Xem thêm
Chàng trai người Thái làm giàu nhờ nuôi gà Mông đen

Điện Biên Với đàn gà Mông đen 1.000 con nuôi thả mỗi lứa, chàng trai người Thái ở bản Co Luống (xã Mường Phăng, huyện Mường Phăng, tỉnh Điện Biên) lãi 200 triệu đồng.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất