| Hotline: 0983.970.780

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Thứ Hai 29/06/2020 , 11:20 (GMT+7)

Đợt nắng nóng này ở Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục kéo dài trong vài ngày tới, có khả năng kéo dài đến đầu tháng 7.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, người dân khi ra đường cần áo chống nắng đầy đủ, để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Tùng Đinh.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, người dân khi ra đường cần áo chống nắng đầy đủ, để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn mạnh nên ngày hôm nay (29/6), ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng.

Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 38°C, có nơi trên 38°C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 40°C, có nơi trên 40°C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30 - 50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35°C từ 10 - 18 giờ.

Riêng khu vực thủ đô Hà Nội, ngày hôm nay có nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 38°C.

Trung tâm cảnh báo, đợt nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 7. Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kéo dài trong nhiều ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.

Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao. 

Hôm nay (29/6), chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 8 - 10 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Với thời tiết nắng nóng kéo dài, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường, uống nhiều nước, ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng đảm bảo đủ vitamin, tăng sức đề kháng cơ thể...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm