| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm nông nghiệp Tây Bắc

Thứ Bảy 18/03/2023 , 09:42 (GMT+7)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các địa phương nhằm nâng tầm nông nghiệp Tây Bắc.

Sáng 17/3, tại Sơn La, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: HVNN.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: HVNN.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Hội nghị hôm nay tại Sơn La là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các sự kiện Học viện sẽ tổ chức tại các địa phương trong các vùng trên cả nước nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của học sinh trung học phổ thông; tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc theo hướng sinh thái, tuần hoàn, chất lượng, hiệu quả, bền vững.

GS.TS Nguyễn Thị Lan cho biết, Học viện có tổng số gần 1.300 cán bộ, trong đó có 12 giáo sư, 81 phó giáo sư, 350 tiến sỹ, 489 thạc sỹ; Học viện có 14 khoa chuyên môn, 10 viện nghiên cứu, 15 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao, 02 công ty, 82 mô hình khoa học và công nghệ. Học viện còn có 46 nhóm nghiên cứu mạnh và 15 nhóm doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin off). Trong 10 năm trở lại đây, Học viện đã tạo ra trên 40 giống cây trồng - vật nuôi, 32 tiến bộ kỹ thuật/bằng sáng chế/máy nông nghiệp. Hầu hết được ứng dụng tại các địa phương trong cả nước.

Ông Nguyễn Hữu Đông (đứng thứ hai từ phải qua), Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La, tham quan các gian hàng. Ảnh: HVNN.

Ông Nguyễn Hữu Đông (đứng thứ hai từ phải qua), Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La, tham quan các gian hàng. Ảnh: HVNN.

Cũng theo Giám đốc Nguyễn Thị Lan, Học viện hiện có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu. Trong đó, Học viện có 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO và 2 Bệnh viện nông nghiệp lớn nhất cả nước (Bệnh viện Thú y và Bệnh viện Cây trồng). Hiện các phòng thí nghiệm phân tích được trên 700 chỉ tiêu dịch vụ.

Lễ ký kết hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp, HTX,... Ảnh: HG.

Lễ ký kết hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp, HTX,... Ảnh: HG.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam mong muốn, thông qua hội nghị này sẽ  góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp làm cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, tập trung. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong tất cả các khâu của chu trình sản xuất, nhằm tạo ra chuỗi giá trị nông sản có giá trị cao nhất mà vẫn đảm bảo tính bền vững trong phát triển.

"Trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực nông nghiệp, nông thôn vốn là một thế mạnh đầy tiềm năng của vùng Tây Bắc. Việc định hình ngay từ đầu cho các em học sinh từ trung học phổ thông niềm đam mê khởi nghiệp, sớm khơi dậy ý thức khát vọng vươn lên sau này thực sự trở thành những chủ nhân có đủ tri thức làm giàu trên mảnh đất quê hương mình", GS.TS Nguyễn Thị Lan khẳng định.

Cũng tại buổi Hội nghị, ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam chia sẻ: "Hôm nay, tôi rất vinh dự được dự hội nghị với Chủ đề 2: Chuyển giao công nghệ - Dịch vụ xã hội - Đào tạo nhân lực nông nghiệp trong thời kỳ 4.0. Trong đó giới thiệu hoạt động đào tạo nguồn lực chất lượng cao, nghiên cứu chuyển giao và đặc biệt là giới thiệu các phòng thí nghiệm trọng điểm ISO quốc tế. Đây là những thiết chế hạ tầng khoa học hiện đại theo chuyên ngành nhằm đáp ứng giải quyết cho ra các công nghệ mới, các sản phẩm mới có chất lượng cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp".

Ông Phan Xuân Dũng đánh giá, từ các phòng Lab hiện đại này, nhiều sản phẩm thiết thực đã ra đời như: các chế phẩm sử dụng cho chăn nuôi, xử lý nuôi trồng, canh tác cây trồng, phục hồi tái tạo độ phì của đất, vắc xin, chế phẩm sinh học… Qua đó, phải khẳng định rằng hướng đi của Học viện trong công tác nghiên cứu, chuyển giao là đúng. Việc phát triển hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao, cung cấp dịch vụ xã hội là cần thiết cần thiết để phục vụ vụ xã hội.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong tất cả các khâu của chu trình sản xuất nhằm tạo ra chuỗi giá trị nông sản có giá trị cao nhất mà vẫn đảm bảo tính bền vững trong phát triển. Ảnh: HG.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong tất cả các khâu của chu trình sản xuất nhằm tạo ra chuỗi giá trị nông sản có giá trị cao nhất mà vẫn đảm bảo tính bền vững trong phát triển. Ảnh: HG.

Sự đón nhận các sản phẩm, công nghệ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ, trang trại và các địa phương thực sự đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương là niềm động viên, khích lệ và thúc đẩy công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ/sản phẩm của Học viện.

Ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La cho biết, thời gian qua, Sơn La đã có nhiều sáng tạo, đổi mới với nhiều mô hình khác nhau, đặc biệt là phát triển cây ăn quả trên đất dốc theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao. 

Tuy vậy, theo Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La, hiện nay trình độ khoa học - công nghệ và chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Từ thực tiễn đó, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La mong muốn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ phối hợp với tỉnh Sơn La triển khai các phương án để tuyển sinh học sinh của tỉnh Sơn La vào học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trọng tâm là tuyển sinh học sinh tại các huyện nghèo Thuận Châu, Sốp Cộp. 

Thực hiện kết nối giữa cơ sở đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở xã, huyện, thành phố của tỉnh Sơn La trong việc thực hiện giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo, gắn với nhu cầu thực sự vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp của tỉnh, huyện.

Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, liên kết ứng dụng các công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp số, vật liệu mới; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất, sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng an toàn, hữu cơ, sinh thái...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm