| Hotline: 0983.970.780

Nếu không coi Đề án 1 triệu ha lúa là cuộc cách mạng thì thất bại

Thứ Hai 26/08/2024 , 21:30 (GMT+7)

Mục tiêu của 1 triệu ha lúa chất lượng cao không chỉ gói gọn trong phạm trù kinh tế, mà còn là cấu trúc lại hệ sinh thái của cả ngành hàng.

Bộ NN-PTNT làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL. Ảnh: Bảo Thắng.

Bộ NN-PTNT làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL. Ảnh: Bảo Thắng.

Cần 3 tỷ USD để triển khai đề án

Chiều 26/8, Bộ NN-PTNT gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Giới thiệu về đề án, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, 1 triệu ha lúa chất lượng cao là một cuộc cách mạng về sản xuất lúa gạo. Nguyên do bởi đề án sẽ triển khai nhiều công việc đồng bộ từ hạ tầng, phương thức canh tác, cơ giới hóa… Bên cạnh đó, còn là tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết giữa người dân, HTX, doanh nghiệp, thương lái để giảm rủi ro về giá cả, thị trường.

“Đây là chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Nhiều quốc gia đều ngỏ ý quan tâm và muốn lấy Việt Nam làm mô hình học hỏi”, ông Tuấn nói.

Hiện Bộ NN-PTNT phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng 7 mô hình thí điểm về đề án tại 5 tỉnh. Trên cơ sở kinh nghiệm đúc rút, Bộ sẽ ban hành sổ tay hướng dẫn, chỉ rõ những tiến bộ kỹ thuật cần áp dụng.

Để triển khai một cách đồng bộ hơn nữa, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã được thành lập vào cuối năm 2023. Theo ông Tuấn, mục tiêu nhằm kêu gọi sự tham gia một cách tích cực của cơ quan nhà nước, hội nông dân, doanh nghiệp, HTX… nhằm thúc đẩy chuỗi liên kết.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Triển khai đề án 1 triệu ha lúa là cơ hội để tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo'. Ảnh: Bảo Thắng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Triển khai đề án 1 triệu ha lúa là cơ hội để tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo". Ảnh: Bảo Thắng.

Trước Đoàn đại biểu Quốc hội của 12 tỉnh, thành phố, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn chỉ rõ khó khăn lớn nhất của đề án là việc kêu gọi nguồn vốn thực hiện, khoảng 3 tỷ USD. Con số này sẽ được chi cho hạ tầng, thủy lợi, cũng như nâng cao kỹ năng, hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương. Dự kiến 60% là nguồn vốn xã hội hóa, còn lại khoảng 1,2 tỷ USD sẽ được huy động tài trợ từ các tổ chức quốc tế như World Bank, ADB…

Ông Tuấn cho biết thêm, sở dĩ việc kêu gọi vốn gặp vấn đề bởi những dự án thấp hơn 100 triệu USD khó kêu gọi được nhà tài trợ. Ngoài ra, nếu thời gian chuẩn bị của đề án vượt quá 12 tháng, các nhà tài trợ cũng ngần ngại việc rót vốn. Chưa kể, khi triển khai giải ngân về địa phương, còn cần lưu ý thêm Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công…

“Tiến độ là nhiệm vụ ưu tiên trong đề án. Chúng tôi hiện đặt mục tiêu là đến năm 2026 có thể bắt đầu giải ngân được nguồn vốn vay của đối tác”, ông Tuấn nói thêm.

Với mức đầu tư rất lớn (3 tỷ USD), người đứng đầu Vụ Hợp tác quốc tế lưu ý địa phương thêm khía cạnh hoàn vốn và trả lãi vay. Dù vậy, theo ước tính, đề án sẽ tạo ra giá trị mới tương đương khoảng 21.000 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 840 triệu USD/năm.

Con số này bao gồm giảm chi phí 20% (9.500 tỷ đồng), tăng giá bán thành phẩm khoảng 10% (7.000 tỷ đồng), chi phí giảm phát thải 5 tấn CO2/ha (khoảng 2.500 tỷ đồng), tận dụng phế phụ phẩm (2.000 tỷ đồng). Chưa kể, thu nhập của người dân được dự báo tăng 40%, đồng thời 1 triệu công ăn việc làm cho người nông dân thuộc vùng dự án được đảm bảo, góp phần xây dựng hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Cơ hội cấu trúc lại toàn ngành hàng

Ông Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh băn khoăn về việc đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao chưa đề cập đến vấn đề hạ tầng thủy lợi, kho bãi. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cần chỉ rõ thêm cơ chế phối hợp giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau. Sự khác biệt giữa các địa phương trong vùng đề án cũng cần được tính đến.

Đến từ ĐBSCL, ông Bình thẳng thắng thừa nhận: “Người dân còn thiếu và hạn chế về công nghệ, tri thức, cũng như không am hiểu thị trường”. Nhân lực, chuyên gia nông nghiệp ở hầu hết địa phương  vùng ĐBSCL còn yếu và thiếu và trình độ, số lượng. Do đó, khả năng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để đạt mục tiêu giảm phát thải sẽ gặp rào cản.

Ông Bình cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT, đơn vị chủ trì thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao có thêm những đánh giá tác động môi trường, bởi ĐBSCL vốn là một vùng rất nhạy cảm với biến đối khí hậu.

Một số đại biểu khác cho rằng, ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đề án phải thay đổi được nhận thức của người dân. Nguyên nhân sâu xa bởi làm nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thu nhập, việc làm của đại bộ phận dân chúng. Các đánh giá về rủi ro, lợi ích kinh tế, cùng tính bền vững của dự án cũng cần được thảo luận chi tiết hơn.

Lắng nghe các ý kiến, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chỉ rõ, mục tiêu của 1 triệu ha lúa chất lượng cao không chỉ gói gọn trong phạm trù kinh tế. Thông qua những hoạt động thực tế, đề án kỳ vọng sẽ cấu trúc lại hệ sinh thái của cả ngành hàng, bao gồm phương thức canh tác của người dân, hệ thống thương lái, tổ chức liên kết trong HTX... Giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh chỉ là 1 trong các mục tiêu.

"Đây không phải 1 đề án kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, mà còn là cơ hội để đánh giá lại khả năng sản xuất của vùng nông nghiệp trọng điểm ĐBSCL trên góc nhìn của ngành hàng lúa gạo", người đứng đầu Bộ NN-PTNT nhắn nhủ. Ông cũng nhìn nhận, tư duy của người dân chủ yếu là mùa vụ, trong khi doanh nghiệp, thương lái lại là thương vụ. Hai góc nhìn này chưa thật đồng nhất.

Nhiều vấn đề về đề án 1 triệu ha lúa được đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều vấn đề về đề án 1 triệu ha lúa được đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng tình với ý kiến của Vụ trưởng Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, đề án khi triển khai sẽ vướng nhiều luật. Muốn triển khai nhanh chóng, kịp thời, đúng như cam kết với các nhà tài trợ, vị tư lệnh ngành nông nghiệp bỏ ngỏ khả năng vấn đề có thể được thảo luận tại Quốc hội để tháo những nút thắt về thể chế, qua đó tạo ra một cơ chế đặc thù, đặc biệt là về giải ngân vốn.

Ông cũng bộc bạch, về việc tại sao không bóc tách ra thành 12 đề án riêng lẻ cho địa phương. Nguyên nhân, bởi đề án có hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn, cần phải có sự điều hành chung, tránh xung đột xảy ra giữa vùng này với vùng kia. Người đứng đầu Bộ NN-PTNT cũng có chung suy nghĩ như đại biểu Thạch Phước Bình, rằng người nông dân vùng ĐBSCL nhiều khi đang tự làm khó ngành hàng lúa gạo bởi nhận thức chưa đầy đủ.

"1 triệu ha lúa chất lượng cao không phải con đường mà chúng ta vẫn đi. Nếu địa phương không xem đây là một cuộc cách mạng thì không thể thành công. Bộ NN-PTNT không thể vươn tới từng người nông dân, thuyết phục họ thay đổi tư duy, tập quán canh tác", Bộ trưởng bày tỏ.

Trên quan điểm ấy, Bộ trưởng kêu gọi những đại biểu Quốc hội tham gia họp sẽ góp phần lan tỏa, truyền tải được tinh thần của đề án tới người dân. Từ đó, xây dựng lại cơ chế hoạt động của ngành hàng lúa gạo, với người nông dân làm trung tâm.

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp hy vọng, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ giúp lôi kéo được lao động trẻ trở về quê hương, giúp họ được ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất của mình, đồng thời hỗ trợ nông dân vùng ĐBSCL phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của vùng đất trù phú.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất