| Hotline: 0983.970.780

Ngắm đàn cò mỏ thìa quý hiếm ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Thứ Tư 20/03/2024 , 06:02 (GMT+7)

Cò mỏ thìa (Platalea minor) là loài chim đặc hữu cho khu vực Đông Á đang được xếp hạng Nguy cấp (EN) trong Danh lục đỏ của IUCN cũng như Sách đỏ Việt Nam.

 

Một trong số loài chim di cư quý hiếm tới Vườn Quốc gia Xuân Thủy hàng năm và cũng là biểu tượng đại diện cho vườn là cò mỏ thìa quý hiếm (tên khoa học Platalea minor). Loài này được xếp vào cấp EN - nguy cấp theo sách đỏ được lập bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế - IUCN.

 

Vườn Quốc gia Xuân Thủy, khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam, là điểm di trú hiếm hoi của loài cò mỏ thìa mặt đen tại Việt Nam. Đây cũng là nơi cư ngụ của một số loài chim rất hiếm và đang bị đe doạ như cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa, cò trắng Trung Quốc…

 

Hằng năm, mùa chim di cư kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đây là thời điểm các loài chim ở phương Bắc di chuyển xuống phía Nam để tránh rét và Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một điểm dừng chính của chúng. Theo ghi nhận của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, vào mùa, có hàng vạn cá thể chim về sinh sống, kiếm ăn tại các khu vực đầm lầy, đất ngập nước của vườn.

 

Trong số đố, cò mỏ thìa là loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc Phụ lục I của Nghị định số 64/2019/NĐ-CP về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 

Nhắc đến cò mỏ thìa, không thể không nhắc đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy, đây tồn tại một quần thể cò mỏ thìa lớn nhất Việt Nam. Theo ông Phạm Vũ Ánh, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Thủy, cò mỏ thìa là loài chim đặc trưng của vùng đất ngập nước và nằm trong danh sách quý hiếm cần được theo dõi và bảo tồn.

 

Theo anh Lê Tiến Dũng, nhân viên Phòng Bảo tồn Tài nguyên và Môi trường, Vườn Quốc gia Xuân Thủy, mùa chim di cư năm 2023-2024 ghi nhận lượng cò mỏ thìa lớn nhất từ trước đến nay về vườn tránh rét, 103 cá thể.

 

Theo các cán bộ của vườn, cò mỏ thìa xuất xứ ở Bắc Triều Tiên, Nga, thường bay về đây để tránh lạnh đến hết tháng 4 sau đó di chuyển lên phương Bắc. Ở đâu xuất hiện cò mỏ thìa, ở đấy có nguồn thức ăn dồi dào, phong phú. Nó được coi như loài chỉ thị, là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng.

 

Di cư về Việt Nam vào mùa đông, cò mỏ thìa kiếm ăn ở bãi ngập triều ven biển ở các cửa sông. Thức ăn là cá, động vật thủy sinh nhỏ khác. Trên thế giới, loài này xuất hiện tại Triều Tiên, phía nam Nhật Bản, dọc khu vực biển phía đông Trung Quốc. Số lượng cò mỏ thìa trên toàn cầu hiện chỉ dừng ở khoảng trên 5.000 cá thể.

 

Ngoài cò mỏ thìa, Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn là nơi tập hợp, trú chân của nhiều loài chim nước phổ biến di cư trong mùa đông. Trên con đường di trú vạn dặm, nhiều loài chim, cò đã chọn nơi đây làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy năng lượng chờ những mùa sinh trưởng sau.

 

Theo thống kê của vườn, có 222 loài chim sinh sống ở đây, chủ yếu là chim nước, với hơn 100 loài chim di cư, cùng nhiều loài có tên trong sách đỏ thế giới như: Rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò mỏ thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển…

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Ảnh 16:40

Yên Bái Tại Lục Yên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Giải bóng đá nữ trang phục các dân tộc huyện lần thứ nhất, năm 2024.

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Ảnh 14:07

Hà Tĩnh Những cây duối có tuổi đời hơn trăm năm được người dân quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tạo hình thành cổng nhà, hàng rào xanh mát rất độc đáo, lạ mắt.

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Ảnh 14:05

Sáng 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã diễn ra Lễ khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 do UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Ảnh 22:53

Quảng Trị Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường III, thị xã Quảng Trị. Trường Bồ Đề là một trong những điểm đặc biệt trên cung đường của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024.

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ảnh 16:28

Sơn La Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm