| Hotline: 0983.970.780

Ngắm sâm Ngọc Linh tại Lễ hội Sâm, dược liệu, hương liệu quốc tế TP.HCM

Thứ Bảy 25/05/2024 , 08:43 (GMT+7)

Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP.HCM đã chính thức khai mạc tại trục đường Lê Lợi (quận 1) với sự tham gia của 160 doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Đây là sự kiện quy mô quốc tế lần đầu tiên về sâm và hương liệu, dược liệu được tổ chức tại TP.HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Sự kiện diễn ra từ ngày 24-28/5 với nhiều hoạt động.

Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP.HCM quy tụ sự tham dự của 11 quốc gia với 14 đoàn lãnh đạo địa phương, Bộ ngành quốc tế; 20 tỉnh thành của Việt Nam. Đặc biệt, sự góp mặt của 160 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, mô hình trải nghiệm sâm và hương liệu, dược liệu, 40 gian hàng trải nghiệm ẩm thực, hơn 55 tiết mục biểu diễn nghệ thuật được chia làm 8 khung chương trình biểu diễn của 7 địa phương trong nước và 4 đoàn biểu diễn quốc tế.

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Lễ hội sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của ngành sâm, hương liệu, dược liệu, tạo cơ hội cho TP.HCM cùng các địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm đối tác, qua đó nâng cao giá trị, hình ảnh sâm của Việt Nam; đưa các sản phẩm sâm, hương liệu, dược liệu Việt Nam nói chung, “Quốc bảo Việt Nam” - Sâm Ngọc Linh nói riêng vươn tầm thế giới.

Bên cạnh mục tiêu kinh tế, các hoạt động của Lễ hội sẽ mang lại những trải nghiệm văn hóa sinh động cho người dân và du khách. Đồng thời, tạo điều kiện để người dân thành phố tìm hiểu về các sản phẩm sâm, hương liệu, dược liệu quý hiếm, đặc hữu trong nước và quốc tế.

Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho tiềm năng vô cùng to lớn về nguồn sâm và hương liệu, dược liệu đặc hữu quý hiếm. Trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 14 về độ đa dạng sinh học.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong đó, có nhiều loài dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, lan kim tuyến, tam thất hoang,..

Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng của ngành dược phẩm, đạt mức 8,5 tỷ USD trong năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

“Với xu thế sử dụng các dược liệu thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe trên thế giới, chúng ta cần nắm bắt cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của ngành sâm, hương liệu, dược liệu. Qua đó, đưa Việt Nam trở thành một trong các quốc gia chủ lực, nổi tiếng về sâm và hương liệu, dược liệu trên thế giới, đặc biệt với các loài sâm bản địa như sâm Ngọc Linh -  loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới và được xem như là Quốc bảo của Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành sâm, hương liệu, dược liệu Việt Nam cần vượt qua các thách thức, hiện đại hóa công nghệ chế biến, sản xuất, thương mại hoá hiệu quả các sản phẩm.

Lãnh đạo TP.HCM kỳ vọng, Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức, sẽ góp phần triển khai Quyết định số 611 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình “Phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về việc “Ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp”.

Là địa phương đi đầu cả nước về ngành nông nghiệp công nghệ cao, TP.HCM sẵn sàng là cầu nối thúc đẩy giao lưu, phát triển ngành sâm và hương liệu, dược liệu trên cả nước và quốc tế, “trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực”.

Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn nhân dịp Quảng Trị Marathon 2024

Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn nhân dịp Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 21:47

Lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị cùng các vận động viên, người dân thả đèn hoa đăng trên sông Thạch Hãn tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

Runner rạng rỡ trong ngày nhận áo thi đấu Quảng Trị Marathon 2024

Runner rạng rỡ trong ngày nhận áo thi đấu Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:33

Sáng 15/6, hàng trăm vận động viên của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa có mặt tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh nhận áo thi đấu.

300kg chuối chất lượng cao 'tiếp sức' các vận động viên giải Quảng Trị Marathon 2024

300kg chuối chất lượng cao 'tiếp sức' các vận động viên giải Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 16:16

300kg chuối chất lượng cao do Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tài trợ đã được vận chuyển đến khu vực diễn ra giải Quảng Trị Marathon 2024.

Gấp rút chuẩn bị giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Gấp rút chuẩn bị giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 11:10

Còn đúng 2 ngày nữa, giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa được khai mạc. Công tác chuẩn bị đang được ban tổ chức gấp rút triển khai.

Huy chương, áo đấu có mặt ở 'Hành trình về đất lửa'

Huy chương, áo đấu có mặt ở 'Hành trình về đất lửa'

Ảnh 10:37

QUẢNG TRỊ Ngày 16/6, các runner tham dự Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa sẽ nhận chiếc áo đấu T-shirt cùng những tấm huy chương khi hoàn thành chặng đua hợp lệ.

Chật vật thu hoạch ngó sen giữa trời nắng gắt

Chật vật thu hoạch ngó sen giữa trời nắng gắt

Ảnh 05:34

Hà Tĩnh Để tránh nắng nóng, những ngày này, người dân TP Hà Tĩnh tranh thủ ra đầm từ sáng sớm để thu hoạch ngó sen.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm