| Hotline: 0983.970.780

Chống ngập lụt tại TP.HCM: Ngăn xả rác cũng là chống ngập

Thứ Sáu 24/05/2024 , 16:11 (GMT+7)

Một trong những nguyên nhân khiến đường phố đô thị tại TP.HCM nhanh chóng bị ngập úng sau mưa lớn là tình trạng rác thải bị vứt vào miệng cống.

Khoảng 75% diện tích của TP.HCM có cao độ dưới 2m và nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh bởi thủy triều Biển Đông nên nguy cơ ngập luôn thường trực.

Theo các chuyên gia nghiên cứu ngành nước, có 2 nguyên nhân cơ bản gây ra ngập úng. Thứ nhất là tình trạng ngập lụt do đặc điểm tự nhiên, địa hình, thủy triều, mưa và lũ thượng nguồn, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu. Thứ hai là do con người gây ra: yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, năng lực quản lý và ý thức của người dân…

Việc người dân tự ý bỏ rác ở các cống tiêu thoát nước là một phần nguyên nhân khiến TP.HCM bị ngập mỗi khi mưa lớn. Ảnh: Trần Phi.

Việc người dân tự ý bỏ rác ở các cống tiêu thoát nước là một phần nguyên nhân khiến TP.HCM bị ngập mỗi khi mưa lớn. Ảnh: Trần Phi.

Tại TP.HCM, tình trạng người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến. Khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn rác vào lưới chắn, cản trở dòng chảy. “Trước khi xuất hiện mưa, chúng tôi đã triển khai vớt rác trước miệng thu nước và bố trí người trực những nơi có khả năng bị ngập nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần”, đại diện Trung tâm điều hành chống ngập nước TP.HCM cho biết.

Trong chuyến khảo sát thực tế bằng trực thăng của lãnh đạo TP.HCM Phan Văn Mãi mới đây, đoàn đã ghi nhận hàng loạt công trình nhà dân xây lấn chiếm bờ kênh. Dưới lòng kênh cũng có lượng lớn rác thải và vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, chắn ngang dòng chảy, bịt kín cửa thoát nước khiến nước tù đọng, bốc mùi khó chịu.

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM đã làm vệ sinh các cống dọc theo tuyến đường Võ Văn Tần, quận 3, thu gom dưới cống nhiều chai lọ, túi nilon, bơm kim tiêm. Có lẽ, ai chứng kiến cảnh này cũng đều rùng mình. Theo một số công nhân làm nhiệm vụ cho biết, mặc dù đều đặn mỗi tháng đội đều vệ sinh cống, tuy nhiên, do ý thức người dân quá kém nên chỉ năm bữa nửa tháng là các cống lại nghẹt bởi rác.

Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM dọn rác, vệ sinh các cống dọc theo tuyến đường Võ Văn Tần, quận 3. Ảnh: Trần Phi.

Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM dọn rác, vệ sinh các cống dọc theo tuyến đường Võ Văn Tần, quận 3. Ảnh: Trần Phi.

Ông Nguyễn Văn Đông, cư dân sinh sống tại phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức chia sẻ, con hẻm dẫn vào nhà dài khoảng 400m nhưng có đến 5 cống thoát nước. Trong đó có 3 miệng cống được người dân dùng làm nơi tập kết rác hàng ngày. Vì những đống rác này mà sau những trận mưa chiều là ngõ nhỏ lại ngập úng. Để nước tiêu thoát nhanh thì chỉ còn cách gạt rác ra khỏi miệng cống, và ngày nào tôi cũng phải làm.

“Chuyện để rác vào miệng cống của một số người thiếu ý thức luôn bị các hộ, người dân góp ý, phản ánh, thậm chí là đề cập trong các buổi họp của tổ dân phố. Nhưng mọi việc vẫn án binh bất động, khi mà người ta vẫn lén lút đổ rác vào buổi trưa, đêm tối”, ông Đông bức xúc.

Còn tại khu chung cư quận 3, một hình ảnh vô cùng nhếch nhác, mất mỹ quan tới khó coi, khi có một miệng cống ngay sát vỉa hè lối vào ở đường Hoàng Sa, ngập ngụa rác thải. Có một nghịch cảnh là, núi rác vài mét nằm ngay nơi treo tấm bảng thông tin tuyên truyền “Thực hiện xây dựng đô thị sạch đẹp”, kêu gọi mọi người dân không vứt, xả rác bừa bãi, đồng thời nêu mức phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng, nếu vi phạm.

Tình trạng người dân đô thị thiếu ý thức trong chuyện xả rác vẫn xuất hiện ở nhiều khu vực, cụ thể là có hàng trăm, hàng ngàn tấm bảng cấm vứt, xả rác được dựng lên. Vậy mà ngay những chỗ cấm vứt rác cũng biến thành bãi rác. Thậm chí, nhiều nơi có thùng rác nhưng mọi người không bỏ đúng nơi quy định.

Người dân làm ngơ với biển cấm đổ rác thải. Ảnh: Trần Phi.

Người dân làm ngơ với biển cấm đổ rác thải. Ảnh: Trần Phi.

Nhiều người cũng thản nhiên xả rác vào hệ thống kênh mương tiêu thoát nước, làm ảnh hưởng chung tới cộng đồng, mà chính bản thân họ cũng phải lãnh hậu quả. Mỗi trận mưa lớn người người lại lội nước bì bõm vì ngập lụt do rác thải ứ đọng làm nước khó tiêu thoát.

Theo bà Phạm Thị Nhâm - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia, để giải quyết vấn đề thoát nước và chống ngập đô thị tại TP.HCM, không thể sử dụng một giải pháp đơn lẻ mà phải tổng hợp các giải pháp mang tình liên vùng theo lưu vực sông đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đô thị, từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể. Từ bơm, nâng cốt nền, xây dựng hồ điều tiết nước đến các giải pháp 'mềm" như: bảo vệ rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân…

Nhiều bạn trẻ ở TP.HCM đã thành lập nhóm Sài Gòn Xanh phối hợp với chính quyền TP.HCM dọn rác trên các kênh rạch. Ảnh: Trần Phi.

Nhiều bạn trẻ ở TP.HCM đã thành lập nhóm Sài Gòn Xanh phối hợp với chính quyền TP.HCM dọn rác trên các kênh rạch. Ảnh: Trần Phi.

“Muốn giải quyết tốt tình trạng ngập úng cần tầm nhìn của nhà quản lý, cần nguồn vốn lớn và các giải pháp xây dựng quy hoạch đồng bộ, tổng thể hệ thống thoát nước liên vùng kết hợp với xây dựng quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TP.HCM, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đô thị về việc xả rác xuống miệng cống, kênh, rạch”, bà Phạm Thị Nhâm nhấn mạnh.

Xem thêm
Ông Nguyễn Văn Yên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Yên.

Tìm 'kế sách' hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 15/6, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh tổ chức Tọa đàm 'Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao'.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Đề nghị làm rõ giá trị của Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

THỪA THIÊN - HUẾ Đoàn khảo sát đề nghị giải thích rõ việc áp dụng cơ chế đặc thù ở một số địa phương; làm rõ giá trị của Huế sau khi lên thành phố trực thuộc Trung ương...

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm