| Hotline: 0983.970.780

Ngành chè Việt Nam sẵn sàng vươn mình ra thế giới

Thứ Bảy 19/12/2020 , 07:52 (GMT+7)

Ngành chè Việt Nam cùng chương trình hợp tác công tư sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật bền vững trong giai đoạn 2021 - 2025.

Hội thảo 'Tổng kết ngành chè 2020 và 5 năm chương trình hợp tác công tư phát triển ngành chè bền vững'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội thảo “Tổng kết ngành chè 2020 và 5 năm chương trình hợp tác công tư phát triển ngành chè bền vững”. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 18/12, Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Chè Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Tổng kết ngành chè 2020 và 5 năm chương trình hợp tác công tư phát triển ngành chè bền vững” tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chè Việt Nam, thị trường chè trên thế giới ghi nhận nhiều diễn biến bất ổn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Xuất khẩu chè của Trung Quốc tiếp tục duy trì ổn định mặc dù có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng sản xuất còn khiêm tốn so với những năm gần đây.

Xuất khẩu từ Ấn Độ 8 tháng đầu năm giảm 20% các chuyến hàng đến các quốc gia khác. Tuy nhiên, tăng trưởng thị trường nội địa đã giúp khắc phục các tác động tiêu cực do xuất khẩu giảm.

Sri Lanka đã công bố, đề xuất bắt đầu chiến dịch quảng bá "Trà đen Ceylon" mới yới biểu tượng Sư tử tại 13 quốc gia, cụ thể là Liên bang Nga, Ukraine, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ, UAE, Úc và Ả Rập Xê Út.

Đối với ngành chè của Việt Nam trong năm 2020, sản xuất trong 11 tháng đạt 175.000 tấn, ước tính cả năm là 180.000 tấn. Xuất khẩu chính ngạch trong 11 tháng đạt 124.000 tấn, tăng 1,3% so cùng kỳ 2019, ước tính cả năm là 135.000 tấn. Xuất khẩu tiểu ngạch ước tính cả năm đạt 10.000 tấn.

Nội tiêu ước tính cả năm duy trì ở mức 45.000 tấn. Cơ cấu sản phẩm chè trong năm 2020 của Việt Nam chè đen chiếm 51%, chè xanh chiếm 48% và 1% loại chè khác.

Kim ngạch xuất khẩu chè trong 11 tháng đạt 201 triệu USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Ước tính cả năm sẽ đạt 220 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân 11 tháng là 1.621 USD/tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2019 (1.750 USD/tấn).

Giá nội tiêu bình quân đạt 150.000 đồng/kg, tương đương 7.000 USD/tấn. Doanh thu nội tiêu đạt 7.245 tỷ đồng, tương đương 315 triệu USD. Doanh thu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD và tổng doanh thu ngành chè đạt 552 triệu USD.

Với mục tiêu chung: “Phát triển theo hướng bền vững thông qua thúc đẩy hợp tác công tư và điều phối nguồn lực của các thành viên”, sau 5 năm thực hiện, chương trình hợp tác công tư phát triển bền vững ngành chè đã đạt được nhiều bước tiến khả quan.

Trong giai đoạn 2019 – 2020, chương trình đã chính thức ban hành quy chế hoạt động và kế hoạch hoạt động đến năm 2020 vào tháng 6/2019, qua đó thành lập Tổ hỗ trợ kỹ thuật PPP chè Việt Nam gồm đại diện của Cục Trồng Trọt, Cục BVTV, IDH, Unilever, Công ty URC và Hiệp hội Chè Việt Nam.

Tiếp đó IDH được bầu bổ sung là đồng chủ trì đại diện cho khối phi chính phủ của Tổ công tác để có cơ hội kết nối, xin tài trợ cho các dự án của nhóm, Cục Trồng trọt tiếp tục là co-chair đại diện cho khối công và Unilever tiếp tục là co-chair đại diện khối tư, Hiệp hội Chè Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vai trò thư ký.

Ngoài ra chương trình đã đẩy mạnh vai trò và sự tham gia của các thành viên trong hiệp hội. Ngoài việc thống nhất kế hoạch hoạt động, giải quyết các vấn đề chung của ngành đã tạo diễn đàn để các công ty thành viên chia sẽ bài học kinh nghiệm, kết nối mạng lưới, phát triển ngành chè.

Để từ đó chương trình đã thống nhất việc thành lập một Quỹ đóng góp hoạt động chung để phục vụ các công tác quản trị, họp nhóm; thống nhất Cục Trồng trọt soạn thảo văn bản đề nghị để chính thức xin phép Bộ NN-PTNT: Cục Trồng trọt là đồng trưởng nhóm khối công, Unilever Việt Nam là đồng trưởng nhóm khối tư; IDH là đồng trưởng nhóm khối phi chính phủ và Hiệp hội chè Việt Nam là thư ký nhóm.

Sau 5 năm thực hiện, chương trình hợp tác công tư phát triển bền vững ngành chè đã đạt được nhiều bước tiến khả quan. Ảnh: Đào Thanh.

Sau 5 năm thực hiện, chương trình hợp tác công tư phát triển bền vững ngành chè đã đạt được nhiều bước tiến khả quan. Ảnh: Đào Thanh.

Cũng theo Hiệp hội Chè Việt Nam, mục tiêu tổng quát giai đoạn 2021 - 2025 của chương trình sẽ hướng đến việc quản lý chặt chẽ sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật bền vững trong ngành chè Việt Nam và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, chất lượng sản phẩm chè Việt Nam thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của nhóm Hợp tác Công tư.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết trong 5 năm vừa qua, dưới vai trò quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật đã tham gia vào nhóm PPP của ngành chè. Cùng với Hiệp hội Chè Việt Nam và 12 Công ty, Cục Bảo vệ thực vật đã thành lập những tổ đội chuyên trách vấn đề bảo vệ thực vật.

“Trước đây người dân có hiện tượng sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật không được dùng trên cây chè. Những tổ đội của chúng tôi sẽ có nhiệm vụ tập huấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, cách kiểm soát dư lượng thuốc, cách nhận biết danh sách những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm chè, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho xuất khẩu”, ông Nguyễn Quý Dương chia sẻ.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đến nay, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích 123.000 ha.

Trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam xuất khẩu 130.000 tấn chè, đạt 200 triệu USD mỗi năm.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Xóm chài Xuân Lam tìm đường đến khu tái định cư

Sống giữa vùng đất thấp trũng, quanh năm vật lộn với thiên tai là nỗi lo chung của người dân Xuân Lam, riêng 8 hộ xóm chài cơ cực hơn cả.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.