| Hotline: 0983.970.780

Ngành nông nghiệp Gia Lai đưa ra các giải pháp ổn định sản xuất

Thứ Hai 30/08/2021 , 14:58 (GMT+7)

Trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, Sở NN-PTNT Gia Lai đã hướng dẫn về sản xuất, tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người dân từng bước vượt qua khó khăn.

DOVECO chế biến chanh dây xuất khẩu ra nước ngoài.

DOVECO chế biến chanh dây xuất khẩu ra nước ngoài.

Ngày 30/8, Sở NN-PTNT Gia Lai đã có văn bản hướng dẫn về sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khi TP. Pleiku phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, đối với hoạt động sản xuất, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh để điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, người dân không nên không xuống giống ồ ạt, sản xuất theo quy mô lớn, mà xuống giống theo nhiều lứa khác nhau, xuống giống đa dạng nhiều loại vật nuôi, cây trồng. Qua đó, đảm bảo cung cấp đa dạng nhiều loại sản phẩm cho người tiêu dùng, giảm áp lực tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sở NN-PTNT cũng khuyến cáo người dân nên nhập giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi của đối tác truyền thống, tin cậy, có thông tin xuất xứ rõ ràng. Người dân cũng có thể liên kết nuôi trồng, cung ứng với nhau, để tăng khả năng điều tiết, phân phối.

Trong quá trình chăm sóc cây trồng, vật nuôi mà phải cách ly theo Chỉ thị 16 thì phải tìm giải pháp phù hợp, có thể ở lại luôn trang trại để tiện cho việc chăn nuôi.

Đối với cây trồng, vật nuôi đến thời điểm thu hoạch mà phải cách ly thì đề xuất với chính quyền địa phương hỗ trợ thu hoạch sản phẩm. Còn nếu có thể thì kéo dài thời gian thu hoạch để tiện cho việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Người dân trồng chanh dây đang gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ.

Người dân trồng chanh dây đang gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ.

Liên quan đến vấn đề chế biến, tiêu thụ sản phẩm, theo Sở NN-PTNT cần phát triển các mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ làm trung gian giữa người dân và doanh nghiệp để sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.  

Người dân, doanh nghiệp thu gom, chế biến nông sản cần nâng tối đa công suất chứa đựng tại các kho chứa, kho bảo quản nông sản như lúa, ngô.... Tăng cường năng lực chế biến của các doanh nghiệp, phát huy tối đa công suất chế biến sản phẩm.

Trước mắt kết nối, tiêu thụ với thị trường truyền thống, người mua ở gần, đồng thời sử dụng mạng inrenet để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Các hộ dân sản xuất cần liên kết thành lập nhóm tiêu thụ sản phẩm, phân phối vào các điểm bán hàng trong khu dân cư, các chợ tạm, chợ truyền thống tại địa phương; phần còn lại cung ứng cho các chợ lớn: chợ trung tâm các huyện, đặc biệt là chợ đêm tại thành phố Pleiku. Trong trường hợp khó khăn đầu ra thì tổng hợp số lượng, chủng loại, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để triển khai các biện pháp tháo gỡ.

Về phương án vận chuyển nông sản thực phẩm, trước khi vận chuyển nông sản thực phẩm ra vào vùng dịch, người vận chuyển phải thông báo ngay các thông tin đến email, zalo hoặc đường dây nóng của Sở Giao thông Vận tải hoặc các chốt kiểm soát địa phương để được hỗ trợ, hướng dẫn, tránh kéo dài thời gian kiểm tra tại các chốt có thể làm hư hỏng sản phẩm. Lái xe và người bốc dỡ nông sản phải thực hiện các biện pháp phòng, chống khi đi vào vùng dịch theo quy định. 

Người lái xe trong quá trình vận chuyển thực hiện việc ghi chép lại hành trình vận chuyển, các điểm dừng nghỉ dọc đường, danh sách các trường hợp có tiếp xúc, đảm bảo thông thoáng phương tiện, không sử dụng điều hòa, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện. Đặc biệt, hạn chế tiếp xúc với người khác, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Xem thêm
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo cung ứng cho Indonesia

Tập đoàn Lộc Trời cho biết, mức giá gạo xuất khẩu của đơn hàng 100.000 tấn sang Indonesia được tính toán kỹ lưỡng, tập đoàn có lợi nhuận, hài hòa lợi ích của nông dân.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mía số 1-Dabaco được vinh danh giải Nhất sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam 2024

Mía số 1-Dabaco là giống gà lông màu nội do Dabaco mới nghiên cứu chọn tạo thành công, được giới chăn nuôi đánh giá là giống gà trị giá hàng chục triệu USD.

Đi tìm 'bài thuốc' chữa lành 'điểm đau' của khách hàng trong hành trình sở hữu nhà

Thị trường bất động sản đang xôn xao trước thông tin Vinhomes chuẩn bị ra mắt mô hình phân phối O2O (online to offline - trực tuyến tới trực tiếp) hoàn thiện nhất từ trước đến nay...