| Hotline: 0983.970.780

Ngao ngán thị trường heo miền Tây

Thứ Tư 12/09/2012 , 09:57 (GMT+7)

Chưa bao giờ người chăn nuôi heo ở miền Tây ngao ngán như lúc này, heo tới lứa xuất chuồng giá bán ra thấp hơn giá thành, lỗ nặng.

Chưa bao giờ người chăn nuôi heo ở miền Tây ngao ngán như lúc này, heo tới lứa xuất chuồng giá bán ra thấp hơn giá thành, lỗ nặng.

Cứ bình quân nuôi 1 tạ heo thịt (100 kg), người nuôi bán lỗ 500.000 đồng. Hiện một số chủ trang trại cố cầm cự, nhưng càng ngày càng đuối sức vì áp lực giá – cả đầu ra, lẫn đầu vào. Trong khi đó hộ chăn nuôi nhỏ lẻ “lấy công làm lời” nay cũng gác chuồng tạm ngưng. Chưa ai đoán được lứa heo bán tết sẽ ra sao?

Từ Cần Thơ về Sóc Trăng, hỏi chuyện dân theo nghề chăn nuôi heo, hầu như ai cũng nhớ vanh vách giá heo thịt hồi đầu năm có lúc lên cao đỉnh điểm 5 triệu đồng/tạ (heo hơi). Thế rồi sau đó, heo rớt giá, giảm dần. Một thời gian sau tiếp tục giảm xuống mức thấp. Đến nay, giá heo hơi tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh ĐBSCL hiện đang ở mức 3,5-3,8 triệu đồng/tạ. Một tiểu thương bán thịt heo tại Cần Thơ cho biết, gần đây nguồn cung heo hơi ở các địa phương trong vùng đưa về có dấu hiệu sụt giảm.

Ở Sóc Trăng, nơi có đông đảo trang trại nuôi heo nhiều nhất các tỉnh phía Nam sông Hậu. Hiện gặp chủ trang trại nào cũng ngao ngán, thở dài trước tình trạng nuôi heo lỗ liên miên. Tuy quá quen với cảnh trồi sụt của nghề chăn nuôi heo, ông Trần Hải Nghĩa, một chủ trang trại chăn nuôi heo ở phường 8, TP Sóc Trăng, ngán ngẫm: “Từ khi vào nghề đến nay đã mấy chục năm, chưa bao giờ tôi thấy nghề chăn nuôi được ổn định. Vì vậy, muốn sống được với nghề chỉ có mỗi cách là phải biết tìm cách tự thích nghi…”

Trang trại chăn nuôi của ông Nghĩa là một trong số những trại chăn nuôi heo lớn nhất tỉnh Sóc Trăng: Hiện tổng đàn của ông lên đến 1.100 con, trong đó có 170 con heo nái. Nhưng lúc này đàn heo của ông cũng chưa thoát ra khỏi qui luật nghiệt ngã thị trường. Trại heo của ông đang gặp không ít khó khăn do giá heo hơi liên tục giảm mạnh trong những tháng gần đây. Ông Nghĩa nói: “Giá heo hơi đầu năm các trại còn có lời đôi chút, nhưng sau đó giá heo hơi cứ giảm dần và tệ hại nhất là từ tháng 5 đến nay. Với giá 3,8 triệu đồng/tạ hơi, tính ra ở dưới mức giá thành 200.000-400.000 đồng/tạ”.

Giá heo hơi lao dốc không phanh khiến cho các chủ trại nuôi heo ở Sóc Trăng rơi vào tâm trạng chới với, tiến thoái lưỡng nan. Ông Châu Minh Đức, chủ trang trại nuôi heo ở xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, giọng buồn bã khi nói tới viễn cảnh: “Mấy năm qua, nhờ tăng đàn heo giống tốt, có thể nói chất lượng đàn heo giống của các trại ở Sóc Trăng thuộc vào hàng tốt nhất khu vực ĐBSCL. Thế nhưng giá heo hơi vừa nhích lên 3,8 triệu đồng/tạ cách đây 20 ngày thì hiện nay lại rớt xuống còn 3,5-3,65 triệu đồng/tạ, tính ra lỗ 500.000 đồng/tạ. Heo tới lứa nhiều, bán ra nhiều càng lỗ nặng. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ có hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mà các trại cũng khó bề cầm cự theo nghề”.

Nuôi heo thịt lỗ, heo giống cũng chết theo. Có chủ chăn nuôi heo nái kể: Giá heo giống giảm từ 120.000 đồng/kg (giá tính 10-15 kg đầu đối với heo giống loại 15-20kg/con) xuống còn 80.000 đồng/kg, vậy mà có người tới tính mua còn chê giá cao..., rồi bỏ đi”

Trong khi đó, hơn một tháng qua, thức ăn chăn nuôi heo có tới 3 lần tăng giá. Các nhà sản xuất thức ăn gia súc lớn như C.P, Cargill, Green feed…đều tăng giá. Hiện tại, giá thức ăn của Công ty G.. được xem là khá mềm cũng đang ở mức 11.000 đồng/kg cho loại heo thịt, tăng thêm 150-200 đồng/kg; còn loại dành cho heo con có giá trên 20.000 đồng/kg và heo con sau cai sữa trên 14.000 đồng/kg, bình quân tăng thêm 5.000 đồng/kg. Thức ăn đậm đặc tăng mạnh hơn 400-600 đồng/kg. Tính riêng chi phí thức ăn đã chiếm từ 70-75% trong giá thành chăn nuôi heo. Tìm cách hạ giá thành, một số hộ chăn nuôi chuyển sang mua tấm, cám bổ sung vào thức ăn. Thế nhưng hiện thời cả tấm và cám đều tăng giá so tháng 8/2012: Loại tấm mẳn (hạt nhỏ) giá 7.200 đồng/kg, tăng 2000 đồng/kg; cám 5.600 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng/kg.

Ông Quách Văn Tây, chi cục trưởng Chi cục Thú Y Sóc Trăng nhận xét: Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi heo trong tỉnh kiểm soát tình hình dịch bệnh khá tốt, không để xảy ra ổ dịch heo tai xanh lớn. Tổng đàn heo duy trì khoảng 350.000 con, trong đó 33.000 heo nái. Theo thống kê, tổng đàn heo toàn tỉnh trong những tháng đầu năm đều tăng so với những năm trước. Riêng đàn heo của 139 hội viên của Hội Chăn nuôi tỉnh Sóc Trăng có 26.000 con, trong đó khoảng 8.000 con heo thịt. Tuy nhiên, heo rớt giá, tình hình tiêu thụ đang khó khăn khiến người chăn nuôi kém vui. Một vài chủ trang trại đuối sức để duy trì đàn heo. Với đà này không rõ thị trường heo tết sẽ ra sao? 

Dân chăn nuôi heo ở Sóc Trăng và một số tỉnh trong vùng đang gặp khó khăn thật sự. Nhiều ý kiến cho rằng: Chỉ khi Nhà nước hỗ trợ vốn tín dụng theo tinh thần Nghị định 41 của Chính phủ, nghề chăn nuôi heo ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung mới có thể vượt qua giai đoạn gian nan này.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm