| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: Chưa xử lý triệt để vi phạm về IUU

Thứ Sáu 10/08/2018 , 14:50 (GMT+7)

Dù có sự chuyển biến nhất định nhưng quá trình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn tồn tại không ít khó khăn.

Nhiều chủ tàu chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước để phương tiện vi phạm vùng biển cấm…

09-27-55_1
Quá trình tuần tra, giám sát đơn vị chức năng phát hiện nhiều trường hợp vi phạm (Ảnh: VK)

Với 6 cửa lạch cùng đội ngũ phương tiện nghề cá trên 3.800 chiếc, tỉnh Nghệ An được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EU) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), UBND tỉnh Nghệ An đã có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện.

Ý thức được nhiệm vụ sớm thoát ra khỏi “thẻ vàng” của EU là nhiệm vụ sống còn đối với ngành thủy sản, thời gian qua các ngành chức năng, đặc biệt là các đơn vị chuyên ngành đã vào cuộc rốt ráo. Nhằm triển khai có hiệu quả kế hoạch số 68/KH-UBND của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữa các bên.

09-27-55_2
Nhiều tàu cá khai thác trái quy định (Ảnh: VK)

Ông Trần Châu Thành, Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Chi cục Thủy sản Nghệ An cho biết, đơn vị đã ban hành công văn số 30/CCTS-KTh ngày 13/2/2018 về thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia để ngăn chặn, giảm thiểu, loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến năm 2025; Công văn số 37/CCTS-KTh ngày 26/2/2018 về việc chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác...

Nhằm tăng cường hiệu quả đối với công tác quản lý, giám sát tàu cá, tỉnh Nghệ An chỉ đạo các ban ngành thực hiện tốt các chính sách để hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành thủy sản. Tiến hành nâng cấp hệ thống trạm bờ phục vụ công tác PCTT - TKCN và quản lý phương tiện hoạt động trên các vùng biển. Hiện trạm bờ của Chi cục Thủy sản đã đủ điều kiện kết nối với Trạm bờ của Tổng cục Thủy sản.

Tỉnh đã thực hiện hỗ trợ tổng cộng 249 máy thông tin lắp đặt trên tàu cá, riêng số lượng máy VX1700 hỗ trợ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2014 - 4/2018 là 104 máy.

09-27-55_3
Cơ quan chuyên ngành làm việc với đối tượng vi phạm (Ảnh: VK)

Chuyển biến là điều không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh những mặt tích cực là hàng loạt vấn đề đáng lưu tâm. Cụ thể là ý thức của đại bộ phận ngư dân chưa cao, phần lớn các chủ tàu không thực hiện ghi chép đầy đủ, không giao nộp sổ nhật ký khai thác thủy sản thường xuyên. Một số chưa chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về khai thác thủy sản, cố tình chống đối, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra. Ngư dân vẫn giữ thói quen nhượng luôn nguồn hàng cho tư thương có tàu thu mua trên biển hoặc khai thác ở ngư trường nào thì bán tại ngư trường đó, thành thử việc kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi xuất và nhập bến hết sức khó khăn…

Tình trạng vi phạm quy định về khai thác, đánh bắt nhìn chung chưa được xử lý triệt để. 7 tháng đầu năm 2018, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các Đồn Biên phòng tuyến biển, chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, giám sát trên biển tổng cộng 22 chuyến đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 155 phương tiện, tịch thu 9 kíp nổ, 21 bộ kích điện, 70m dây điện, 0,8m dây cháy chậm, tổng số tiền xử phạt là 488.200.000 đồng.

Ngoài ra, 103 phương tiện khác cũng bị cảnh cáo do không tuân thủ chi tiết việc ghi chép nhật ký khai thác, hệ thống phao cứu sinh kém chất lượng, vạch đánh dấu, biển kiểm soát mờ.

09-27-55_4
Tang vật khai thác bất hợp pháp bị thu giữ (Ảnh: VK)

Đáng lo ngại nhất là tình trạng vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn đang tiếp diễn. Qua 3 cuộc kiểm tra đã phát hiện 17 tàu cá thuộc các xã Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai); Tiến Thủy, Quỳnh Long, Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu) có mặt tại địa phận Trung Quốc.

Theo các đơn vị chức năng có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, đầu tiên là yếu tố khách quan do gặp sự cố hỏng máy, trong thời gian khắc phục, sửa chữa bị trôi qua địa phận vùng biển cấm. Thêm nữa, từ đầu năm đến nay các tàu cá khai thác ở vùng biển truyền thống không đạt hiệu quả như mong đợi, mỗi khi nhận thấy luồng tin báo ở những khu vực khác có cá thì đổ dồn đến khai thác, về sau không kiểm soát được tọa độ, hành trình...

 

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.