| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh Dại: Cả cộng đồng chung tay

Thứ Sáu 11/10/2019 , 09:44 (GMT+7)

“Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021” trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng lan tỏa mạnh mẽ.

Kết quả trên có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng của nhân dân.

Hậu quả bệnh dại gây ra rất nguy hiểm. Ảnh: Internet.

Ngày 13/9/2017 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2021.

Xuyên suốt quá trình thực hiện, UBND huyện, Sở NN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi - Thú y và các đơn vị liên quan không tiến hành dàn trải mà chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, tập trung cụ thể vào những giải pháp trọng tâm.

Về tổng thể, hàng năm đều thực hiện rà soát, thống kê đàn chó nuôi, lấy đó làm căn cứ giao chỉ tiêu tiêm phòng vắc xin Dại chó. Muốn làm được điều này, cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ nuôi chó phải khai báo theo quy định, cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuân viên gia đình, khi ra ngoài phải đeo rọ mõm, phải có người dắt.

Tiếp theo là công tác tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó, mèo. Hàng năm UBND tỉnh đều ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm phòng, nhất thiết phải đảm bảo ít nhất 70% tổng đàn. Trường hợp phát sinh hoặc bỏ sót phải tổ chức tiêm bổ sung, đặc biệt với những huyện có người tử vong do bệnh Dại. Những trường hợp không tuân thủ hoặc cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, áp dụng tại điều 7 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Bệnh Dại không dễ đối phó và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, do đó nếu chủ quan, lơ là thì hậu quả sẽ rất khó lường. Xác định rõ tính chất của bệnh, cơ quan chức năng đã tích cực giám sát từ trên xuống dưới nhờ mạng lưới Thú y, Y tế. Cùng với đó đã đẩy mạnh hình thức tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng dân cư cùng tham gia.

Đối với động vật nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh sẽ được tổ chức tiêu hủy ngay, trường hợp người bị chó cắn, mèo cào... sẽ được hướng dẫn chi tiết, vận động kịp thời đến ngay cơ sở y để xử lý, điều trị vết thương. Liên quan đến công tác điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người, chủ trương là công khai địa chỉ các cơ sở y tế trên địa bàn để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối không chữa trị tại các thầy lang, phải sơ cứu, xử lý vết thương và đến ngay cơ sở Y tế dự phòng gần nhất.

Ngược lại sẽ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp “ngoài luồng”, cũng như chưa được cơ quan chuyên ngành thẩm định, cho phép.

Nhìn chung năng lực chuyên môn trong công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn Nghệ An đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, dù vậy dưới góc nhìn khách quan vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế.

Ý thức rõ điều đó, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, phía Sở NN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chủ động định hướng, tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành thú y, y tế nhằm nâng cao tổng thể các yếu tố, từ năng lực quản lý, điều tra, giám sát, chẩn đoán, kỹ năng xử lý vết thương, quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho đến biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật, tất cả phải đạt đến độ thuần thục cần thiết và đáp ứng được đòi hỏi đặt ra.

“Có thực mới vực được đạo”, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhất thiết phải áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù để tạo ra điểm nhấn cần thiết. Từ năm 2018 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu UBND tỉnh hàng năm bố trí nguồn để thực hiện tốt Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2021

Cần nói thêm, kết quả phòng, chống bệnh Dại sẽ là chỉ tiêu xét thi đua, khen thưởng công nhận gia đình văn hóa hay bình bầu cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ.

Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, đến nay “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021” trên địa bàn Nghệ An đã tạo ra bước tiến lớn.

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và động vật. Hàng năm có khoảng 10 triệu lượt người phải tiến hành điều trị dự phòng do bị động vật nghi dại cắn, WHO đã chi trên dưới 560 triệu USD để giúp các nước đang phát triển phòng và trị bệnh Dại.

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 400.000 người phải điều trị dự phòng với nguồn kinh phí trên 800 tỷ đồng.

    Tags:
Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.