| Hotline: 0983.970.780

Nghề sửa kiểng ăn nên làm ra dịp tết đến

Thứ Tư 18/01/2017 , 13:15 (GMT+7)

Hiện nay tại nhiều làng hoa đã xuất hiện ngày càng nhiều nghệ nhân hoa kiểng, những người thổi hồn vào cây cảnh, làm cho cây cảnh tăng thêm giá trị thẩm mỹ.

Anh Nguyễn Phước Lộc, một nghệ nhân nổi tiếng về nghệ thuật bonsai ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết, nghề sửa kiểng hiện nay rất thịnh hành, đội ngũ hành nghề ngày càng đông nhất là dịp Tết, cơ sở nào cũng cần có nhiều cây kiểng độc đáo mới đủ sức cạnh tranh. Muốn vậy, đầu tiên là phải có những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân sửa kiểng.

Nghệ nhân sửa kiểng thường chia ra làm hai nhóm chính: một nhóm chuyên sửa kiếng bông, kiểng trái, kiểng thú, kiểng hình và các loại kiểng trang trí. Một nhóm chuyên về kiểng nghệ thuật như bonsai, kiểng cổ, tiểu cảnh...

13-16-06_1-nghe-nhn-co-ngoc-nhn-dng-thoi-hon-vo-cy-bonsi
Nghệ nhân Cao Ngọc Nhẫn đang thổi hồn vào cây bonsai.
 

Nhóm thứ hai đòi hỏi phải có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, đồng thời cũng cần có những kiến thức nhất định về đặc tính sinh trưởng của từng loại cây. Bởi vì trong quá trình uốn sửa, tạo dáng một cây kiểng, các nghệ nhân không những có bàn tay khéo léo, có tư duy nghệ thuật mà còn phải có kỹ thuật cắt tỉa, đục đẽo, quấn dây, lão hóa để biến một cây kiểng rừng, kiểng thô thành một cây kiểng có giá trị thẩm mỹ cao.

Anh Châu Ngọc Bạc ở xã Vĩnh Thành đã có 20 năm kinh nghiệm sửa kiểng bonsai cho biết gặp những cây phức tạp anh phải mất ba bốn ngày mới sửa xong. Và muốn cho cây hoàn chỉnh phải mất 5 - 10 năm.

Hiện nay, nhiều đại gia bỏ ra hàng trăm triệu để săn tìm một cây kiểng quý không khó, nhưng tìm được một “thầy” sửa kiểng vừa ý lại đắn đo. Bởi vì mỗi nét cắt, mỗi nhát đụt tác động lên thân cây đòi hỏi phải tỉ mỉ và chính xác giống như một bác sĩ phẫu thuật. Nếu sai sót có thể làm cho cây bị hụt hẫng, mất hết giá trị thẩm mỹ.

Anh Phạm Hồng Lựu, một người có trên 20 năm kinh nghiệm về sửa kiểng đã chia sẻ, muốn trở thành một người sửa kiểng có bài bản và tạo được dấu ấn độc đáo trong làng kiểng ít nhất cũng phải lăn lộn với nghề từ vài ba năm trở lên.

13-16-06_2-nghe-nhn-phm-hong-luu-dng-to-dng-cho-moy65-cy-kieng-co-thu
Nghệ nhân Phạm Hồng Lựu đang tạo dáng cho một cây kiểng cổ thụ.

 

Tuy nhiên, nghề này không chỉ dành riêng cho người lớn tuổi mà lực lượng trẻ cũng có thể trở thành nghệ nhân xuất sắc. Điều quan trọng là họ phải đam mê và có năng khiếu. Theo anh, muốn tạo được một cây kiểng đẹp, đúng theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của từng chủng loại, người sửa phải trải qua một quá trình mày mò, nghiên cứu và thành thạo các thao tác.

Một cây kiểng bình thường nếu gặp được một nghệ nhân tài giỏi có thể nâng nó lên thành một "siêu phẩm". Do đó, nghề sửa kiểng hiện nay đã trở thành một nghề “ăn khách”. Nhiều nghệ nhân tài hoa và lịch lãm luôn được các chủ vườn săn đón và tôn vinh như bực thầy. Nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, luôn được các nhà vườn tiếp rước như khách quý.

Hoạt động sửa kiểng hiện nay rất đa dạng. Có người đến tận nhà để sửa, có người nhận cây mang về chăm sóc, cũng có người hợp đồng sửa dài hạn. Anh Nguyễn Văn Tám ở Chợ Lách cho biết năm nào đến Tết anh cũng hợp đồng sửa kiểng suốt 2 tháng cuối năm, mỗi ngày nhận thù lao từ 200.000 - 300.000đ (chủ bao cơm nước).

Có người sửa tính theo cây, tùy cây lớn nhỏ mà định giá. Thường cây càng có giá trị, tiền công càng cao có thể lên đến 500.000đ/ngày. Đôi khi gặp những chủ vườn hào phóng họ thường trả công gấp ba bốn lần mức bình thường và còn bao cả ăn uống.

Xem thế, nghề sửa kiểng cũng là một nghề sáng tạo, một loại hình nghệ thuật độc đáo.

13-16-06_3-nghe-nhn-chu-ngoc-bc-dng-qun-dy-cho-mot-cy-kieng-bonsi
Nghệ nhân Châu Ngọc Bạc đang quấn dây cho cây kiểng bonsai.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.