| Hotline: 0983.970.780

Nghị định 52 của Chính phủ khơi dậy tiềm năng của các ngành nghề nông thôn

Thứ Hai 23/11/2020 , 11:11 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn được Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương tổ chức sáng 23/11 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 52 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn được Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương tổ chức sáng 23/11 tại Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Tổng doanh thu từ các ngành nghề nông thôn đạt 230.000 tỷ đồng

Ngành nghề nông thôn, làng nghề là một nét bản sắc riêng của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Bởi vậy, năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52 về phát triển ngành nghề nông thôn với nhiều nội dung, cơ chế, chính sách mới. Sau hai năm triển khai thực hiện đã thu được những kết quả rất quan trọng.

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cho biết: Hiện có khoảng 2,3 triệu lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, tăng 300.000 lao động so với năm 2017. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4-5 triệu đồng/tháng, cao gấp 2 lần lao động thuần nông.

Tổng doanh thu từ các ngành nghề nông thôn hiện nay đạt 236.200 tỷ đồng, tăng 40.000 tỷ đồng so với năm 2017. Mức độ tăng trưởng về kim ngạch và thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm làng nghề khá cao, đạt bình quân khoảng 10%/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của riêng hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,35 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm 2017.

Hiện hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu.

Ông Lê Đức Thịnh chia sẻ, trong bối cảnh của dịch Covid-19 nhưng 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ và các sản phẩm khác như mây tre, sản phẩm thêu, dệt thủ công vẫn tăng trưởng cao so với năm 2019.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị, sáng 23/11. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị, sáng 23/11. Ảnh: Minh Phúc.

Tuy nhiên, báo cáo đánh giá của Bộ NN-PTNT cho thấy, cơ sở hạ tầng của làng nghề còn yếu, các cơ sở sản xuất khi chuyển vào khu công nghiệp phải chịu tiền thuê đất, thuế đất bằng với các doanh nghiệp công nghiệp.

Nguy cơ thiếu nguyên liệu do các vùng nguyên liệu chưa được quy hoạch bị thu hẹp do phải cạnh tranh với các loại cây trồng khác, do tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

Đồng thời, việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng còn hạn chế, lãi suất vay còn cao, thời hạn vay ngắn nên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Khơi dậy bàn tay, khối óc của lao động trong các ngành nghề nông thôn

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ: Đến năm 2020, thu nhập bình quân của người dân vùng nông thôn đã tăng 2,5 lần so với năm 2009. Năm 2018, chúng ta triển khai đề án phát triển các sản phẩm OCOP, phấn đấu đến năm 2020 có 2.400 sản phẩm ở khu vực nông thôn. Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 55, thúc đẩy phát triển 7 nhóm ngành nghề lớn trong hệ sinh thái kinh tế nông thôn.

10 năm trở lại đây, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta đã đầu tư 30 triệu tỷ đồng để phát triển thiết chế hạ tầng nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất. Từ đó hoàn thiện khối lượng khổng lồ về cơ sở hạ tầng. Năm 2019, thu nhập của người dân nông thôn đạt bình quân 43 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với năm 2009.

Theo người đứng đầu Bộ NN-PTNT, “cái chưa được ở khu vực kinh tế nông thôn là hiệu quả thấp, năng suất chưa cao, đời sống một bộ phận bà con vẫn khó khăn”. Dù đã có 60% tổng số xã của cả nước đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, nhưng môi trường chưa sạch. Sản phẩm của bà con làm ra phần lớn không theo chuỗi giá trị, công ăn việc làm chưa được đảm bảo.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Các ngành nghề nông thôn vẫn là lợi thế cần tận dụng, vì thông qua đây mới tạo công ăn việc làm, giữ gìn bản sắc và xây dựng chuỗi giá trị nông sản”. Để làm được điều đó, cần khơi dậy bàn tay khối óc của lao động nông thôn, nhất là các nghệ nhân; khơi dậy truyền thống văn hóa làng nghề.

Nghị định 52 đã đề cập rất rõ 7 nhóm nghề lớn ở khu vực nông thôn, qua đó khơi dậy hết tiềm năng kinh tế ở nông thôn, đặc biệt là nghề sinh vật cảnh đã phát huy các giá trị môi trường, thời đại, văn hóa.

“Trước đây, chúng ta chỉ nói nghề sinh vật cảnh là nghề trang trí, nhưng giờ đây, nó trở thành nghề làm giàu và Việt Nam rất có điều kiện để phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Ông cũng đánh giá 2 năm ban hành Nghị định số 52, cùng với đà phát triển của đất nước, của chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển sản phẩm OCOP, đời sống của người dân nông thôn đã được nâng cao rõ rệt.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ: “Nghị định 52 đã nói rõ ưu tiên đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại... để phát triển các làng nghề, nhóm nghề truyền thống. Nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt”.

Do đó, cần chỉ rõ đâu là trách nhiệm của các tỉnh phải làm; đâu là vướng mắc mà Bộ NN-PTNT cần tiếp thu để báo cáo Chính phủ; đâu là rào cản ngăn trở sự vươn lên của các doanh nghiệp, doanh nhân, HTX và người dân trong phát triển làng nghề.

“Tất cả các khu vực như trên phải cùng đồng hành để phát triển kinh tế, giữ vững an sinh, giữ gìn nét đẹp truyền thống”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm