| Hotline: 0983.970.780

Nghị định thư về chuối: Chất xúc tác để tổ chức lại sản xuất, làm ăn quy củ

Thứ Tư 02/11/2022 , 09:10 (GMT+7)

Chứng kiến lễ ký nghị định thư về kiểm dịch thực vật với chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở nhiều suy tư cho chuỗi ngành hàng này.

Đa lợi ích từ nghị định thư

Những ngày cuối tháng 10, bà con nông dân Việt Nam đón tin vui khi Bộ NN-PTNT ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật với quả chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đồng hành, lam lũ cùng bà con nông dân, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảm nhận rõ rệt những lợi ích cho người trồng chuối và ngành hàng xuất khẩu chuối tươi trong nước sau khi dự và chứng kiến lễ ký nghị định thư.

"Nghị định thư sẽ đảm bảo việc xuất khẩu chuối chính thức, ổn định bền vững, đồng thời đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định. Đây cũng là dịp để chúng ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích nhiều hơn cho người trồng chuối, cũng như kiểm soát, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng", Bộ trưởng chia sẻ.

Empty

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nghị định thư sẽ đảm bảo việc xuất khẩu chuối chính thức, ổn định bền vững, đồng thời đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định.

Một lợi ích nữa từ việc ký kết nghị định thư, theo Bộ trưởng, là sẽ giảm tỷ lệ kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nếu người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt. Điều này sẽ giúp việc thông quan trở nên nhanh chóng, góp phần giảm ùn ứ tại khu vực cửa khẩu.

Ngoài ra, khi sản xuất ra các sản phẩm chuối đủ "khả năng" đi chính ngạch, nông sản này sẽ được tiêu chuẩn hóa, tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giúp hoạt động xuất khẩu trở nên bền vững, lâu dài cả cho người xuất khẩu lẫn vùng trồng chuối.

Trong dài hạn, Bộ trưởng tin rằng liên kết giữa người trồng chuối với nhau, giữa người trồng chuối và nhà đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chặt chẽ hơn. Một phần nguyên nhân, đến từ việc khâu khó nhất trong chuỗi giá trị - đầu ra cho sản phẩm - đã được thị trường hơn 1 tỷ dân đón nhận. 

"Trong chủ trương mở rộng các thị trường truyền thống, ngành nông nghiệp đã nỗ lực đàm phán và hiện ký được nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản. Những cơ hội lần lượt được mở ra cho bà con nông dân. Thay vì đi buôn từng chuyến, người dân giờ có thể ngồi lại cùng nhau, bàn câu chuyện hợp tác. Người ta nói, "buôn có bạn, bán có phường", nghị định thư về chuối giống như một chất xúc tác, giúp bà con mình tổ chức lại sản xuất, làm ăn quy củ hơn, bài bản hơn", Bộ trưởng bày tỏ.

Doveco-39

Nghị định thư về chuối giống như một chất xúc tác, giúp bà con tổ chức lại sản xuất, làm ăn quy củ hơn, bài bản hơn.

Hầu hết quốc gia trên thế giới cũng như doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đều thừa nhận, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Do đó, nếu quả chuối Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường 1,4 tỷ dân, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định, nền nông nghiệp nước nhà sẽ có thêm kinh nghiệm và thời cơ để tiếp cận, mở cửa nhiều thị trường khó tính khác trong tương lai. Vấn đề ông đặt ra là "chuẩn hóa", "sản xuất theo chuỗi" và "minh bạch hóa thị trường".

Trên hết, vị tư lệnh ngành nông nghiệp kêu gọi người dân, HTX, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng chung tay cùng cơ quan quản lý nhà nước để thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức của toàn xã hội khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc liên tục tăng thời gian qua. Cụ thể, khối lượng chuối được thực hiện kiểm dịch thực vật là trên 430 nghìn tấn (năm 2020), 574 nghìn tấn (năm 2021) và 591 nghìn tấn (9 tháng đầu năm 2022). Thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, sau 8 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối đạt 237 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường xuất khẩu chính của chuối, cũng như nhiều loại quả tươi khác của Việt Nam, được dự báo tiếp tục là Trung Quốc. Riêng với quả chuối tươi, nông sản của Việt Nam được đánh giá là giàu sức cạnh tranh bởi diện tích trồng chuối tại quốc gia tỷ dân có xu hướng giảm, cộng thêm chi phí sản xuất ngày càng cao.

Trăn trở vùng nguyên liệu

Là vựa nông sản chủ lực của cả nước, với nhiều sản phẩm thế mạnh như lúa, xoài, sầu riêng, thanh long... nhưng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn "e dè" với cây chuối. Với tổng diện tích trồng khoảng 35 nghìn ha, người trồng chuối nơi đây chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, bị phân tán và mang tính chất hộ gia đình. Nó rất khác so với những vùng trồng lớn tại khu vực Tây Bắc hay Tây Nguyên.

Tại những vùng được xem như thủ phủ chuối xiêm như huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cuộc sống của người trồng chối phụ thuộc chặt chẽ vào thương lái. Khi giá chuối lên cao, người dân có thể đạt mức lợi nhuận từ 100-150 triệu đồng/ha. Nhưng nếu giá giảm, giá bán ra nhiều khi không đủ bù đắp chi phí.

images3156976_1C_ng_nh_n_C_ng_ty_C__ph_n_n_ng_nghi_p_c_ng_ngh__cao_H_ng_S__s__ch__chu_i

Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc sẽ theo đường chính ngạch, sau khi có nghị định thư.

Để đưa chuối trở thành một ngành hàng có giá trị kinh tế, không chỉ ở ĐBSCL mà còn trên phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý các bên cần đáp ứng những yêu cầu của nghị định thư vừa ký. Trong đó, tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký với Bộ NN-PTNT và được cả Bộ lẫn Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Đồng thời vùng trồng cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Về phía cơ sở đóng gói, hệ thống truy xuất nguồn gốc cần được đầu tư, xây dựng, đảm bảo mọi lô hàng quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc đều có thể truy xuất ngược đến vùng trồng đã được cấp mã số.

"Người dân cần đặc biệt lưu ý, rằng chuối xuất khẩu phải là chuối chưa chín, được thu hoạch trong vòng từ 10 - 16 tuần sau khi ra hoa. Chuối không được nhiễm 5 loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quy định", người đứng đầu Bộ NN-PTNT chia sẻ.

Nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn chính quyền địa phương đồng hành cùng ngành nông nghiệp và người dân trong việc hướng dẫn thực hiện theo quy định tại nghị định thư.

Một vấn đề nữa, là nhà vườn phải liên kết trong HTX, tổ hợp tác. Hiện Bộ NN-PTNT tổ chức nhiều tổ khuyến nông cộng đồng ở cấp cơ sở, theo hướng "cầm tay chỉ việc", giúp người nông dân có nguồn thông tin chính thống. Đây cũng là cơ sở để bà con tăng cường khả năng tiếp xúc, kết nối với doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc tái cơ cấu, chuyển đổi vùng nguyên liệu theo hướng xanh, bền vững, đúng với xu hướng tiêu dùng của thế giới. 

"Bộ NN-PTNT cam kết bố trí nguồn lực và hướng dẫn đầy đủ, chi tiết những quy chuẩn thực hiện cho vùng trồng. Chúng tôi sẽ lồng ghép, chia sẻ thêm nhiều thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại cho người dân, bên cạnh phổ biến các vấn đề kỹ thuật", Bộ trưởng nói.

Truong Quốc là một thị trường có sức mua lớn, là mục tiêu cần "chinh phục" của nhiều quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới. Mở cửa thị trường đã khó, nhưng giữ được và xuất khẩu một cách bền vững, tăng trưởng đều giá trị còn khó hơn bội phần.

Giống nhiều nông sản khác, xuất khẩu chuối tươi sang Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp bỡ ngỡ những ngày đầu. Tuy nhiên, với sự quan tâm, vào cuộc đồng bộ của ngành nông nghiệp cũng như cả hệ thống chính trị, bà con nông dân sẽ tránh được những bất ổn thị trường, và từng bước làm giàu trên chính mảnh vườn, đồng ruộng quê hương.

Cục Trồng trọt cho biết, diện tích chuối cả nước hiện khoảng 150 nghìn ha, tương đương 14,5% tổng diện tích cây ăn quả. Sản lượng chuối hàng năm trên 2,3 triệu tấn, phân bổ tương đối đồng đều giữa hai miền Nam, Bắc. Định hướng thời gian tới, diện tích chuối tiếp tục tăng lên khoảng 165 đến 175 nghìn ha, với sản lượng từ 2,6-3 triệu tấn/năm. 

Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích chuối lớn (trên 3.000 ha), như: Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đồng Nai, Trà Vinh, Tiền Giang...

Xem thêm
Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm