| Hotline: 0983.970.780

Nghiên cứu bã thải gyps thành tài nguyên vật liệu dùng trong xây dựng, giao thông

Thứ Tư 08/03/2023 , 14:48 (GMT+7)

Việc thiếu tiêu chuẩn trong sử dụng bã thải gyps làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền giao thông là nguyên nhân khiến việc xử lý chất thải này đang gặp khó khăn.

Hội thảo khoa học 'Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP - Vinachem tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng do Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) và Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng vừa đồng chủ trì tổ chức.

Hội thảo khoa học “Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP - Vinachem tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng do Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) và Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng vừa đồng chủ trì tổ chức.

Tiềm năng lớn chưa được tận dụng

Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) và Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng vừa đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP - Vinachem tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước hiện có 30 nhà máy nhiệt điện đốt than, 3 nhà máy sản xuất phân bón DAP đang hoạt động. Lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước bình quân khoảng 16 triệu tấn, lượng bã thải gyps (bã thải thạch cao phát thải do quá trình sản xuất phân bón, hóa chất) khoảng 1,3 triệu tấn.

Hiện nay, lượng tro, xỉ nhiệt điện đã được xử lý, tiêu thụ đáng kể, song lượng xử lý và tiêu thụ bã thải gyps vẫn chưa như kỳ vọng. Ước tính, lượng tồn bã thải thạch cao đến cuối năm 2022 tại ba nhà máy sản xuất phân bón DAP khoảng 12,7 triệu tấn.

Đơn cử, Nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ (Công ty Cổ phần DAP - Vinachem) tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng hàng năm đang thải ra lượng bã gyps khoảng 350.000 tấn - 450.000 tấn. Công ty Cổ phần DAP - Vinachem đã có nhiều giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng bã thải gyps là đầu vào để sản xuất một số loại hàng hóa khác. Hiện đã có Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ sử dụng nguyên liệu từ bã gyps sản xuất thạch cao PG.

Bên cạnh đó, trên địa bàn Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải hiện cũng có Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt phát - Đình Vũ với công suất 330.000 tấn năm, tổng vốn đầu tư 156 triệu USD, đã hoạt động từ năm 2009 đến nay. Hàng năm, Nhà máy này thải ra lượng bã gyps khoảng 750.000 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DAP - Vinachem đề xuất các giải pháp trong việc xử lý hiệu quả bã thải gyps.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DAP - Vinachem đề xuất các giải pháp trong việc xử lý hiệu quả bã thải gyps.

Trong thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan, có một số viện nghiên cứu, trường đại học, cá nhân, doanh nghiệp đã thực hiện các nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu để sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng.

Trong đó có các nghiên cứu của Trường Đại học Xây dựng, Đại học Hàng hải, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng, Công ty Abe Iron Work (Nhật Bản)...

Đồng thời, hiện đã có một số dự án sản xuất thạch cao sử dụng nguyên liệu từ bã gyps nêu trên, bao gồm: Dự án chế biến bã thải thạch cao, các sản phẩm từ thạch cao của Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ và Dự án Nhà máy sản xuất thạch cao nhân tạo của Công ty Cổ phần Đầu tư Trường An.

Mặt khác, trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện đang triển khai rất nhiều dự án lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lấn biển để tạo mặt bằng thu hút các nhà đầu tư vào thành phố, dẫn đến nhu cầu rất lớn về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp.

Tuy nhiên, lượng chất thải gyps mới được xử lý, tiêu thụ một phần, chủ yếu là lượng chất thải phát sinh hằng ngày, chưa xử lý được bãi thải tồn đọng (khoảng 3,5 triệu tấn). Việc xử lý đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn, bao gồm cả việc chưa có những tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật để ứng dụng các sản phẩm làm vật liệu xây dựng và ứng dụng vào các công trình xây dựng.

Các đại biểu tham quan Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ.

Các đại biểu tham quan Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ.

Cần ban hành chỉ dẫn kỹ thuật dùng thạch cao PG trong sản xuất vật liệu xây dựng

Theo Vụ Vật liệu xây dựng, nguyên nhân, tốc độ tiêu thụ sản phẩm bã thải gyps còn chậm do các nhà máy sản xuất xi măng, sử dụng nhiều nhất là 30% tổng lượng thạch cao trong xi măng, 70% còn lại vẫn là thạch cao tự nhiên.

Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của bã thạch cao cũng như các phương pháp xử lý để sử dụng một cách hiệu quả, mà mới chỉ có một số hướng nghiên cứu sử dụng bã thải thạch cao để làm nền đường nhưng vẫn chưa có các chủ đầu tư sẵn sàng ứng dụng cho các dự án giao thông.

Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị, phải đẩy mạnh xử lý, sử dụng sản phẩm thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng cũng như trong công trình xây dựng.

Các nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học, hội nghề nghiệp tích cực nghiên cứu, tìm các giải pháp xử lý bã gyps thành thạch cao PG với chi phí ngày càng rẻ hơn. Tìm các giải pháp đưa thạch cao PG vào làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng với khối lượng ngày càng lớn hơn, đảm bảo hài hòa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật - môi trường.

Chủ đầu tư các dự án giao thông, các công ty tư vấn thiết kế sử dụng thạch cao PG đạt chuẩn làm vật liệu san lấp, vật liệu đắp nên đường thay thế vật liệu truyền thống khai thác từ thiên nhiên...

Lượng bã thải gyps hình thành trong quá trình sản xuất phân bón DAP mỗi năm khoảng 1,3 triệu tấn.

Lượng bã thải gyps hình thành trong quá trình sản xuất phân bón DAP mỗi năm khoảng 1,3 triệu tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DAP - Vinachem bày tỏ mong muốn Bộ Xây dựng sẽ đẩy nhanh tiến độ ban hành chỉ dẫn kỹ thuật chế biến, sử dụng bã thải thạch cao PG này làm cốt nền đường giao thông, vật liệu san nền mới giải quyết được lượng tồn trữ bãi chứa.

Bà Lưu Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) thông tin, hiện nay các kết quả thử nghiệm được đánh giá rất thành công. Nếu như thạch cao được xử lý đúng tiêu chuẩn hoàn toàn có khả năng để làm cốt nền đường giao thông và vật liệu xây dựng.

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, cho biết, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ có báo cáo cụ thể với UBND thành phố để thành phố tiếp tục chỉ đạo các ngành tiếp tục nghiên cứu giải pháp sử dụng loại vật liệu này.

Đồng thời, mong muốn Bộ Xây dựng sớm ban hành chỉ dẫn kỹ thuật về việc sử dụng thạch cao PG làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, sử dụng trong các công trình xây dựng, tìm đầu ra cho sản phẩm này. Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ nâng công suất sản xuất thạch cao từ nguồn bã thải gyps để trước mắt tăng tốc xử lý bã thải gyps tại nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ.

Được biết, năm 2023, thành phố Hải Phòng sẽ dành khoảng 40 tỷ đồng chi cho hoạt động nghiên cứu xử lý bã thải gyps để trở thành tài nguyên như vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, đây được cho là hành động kịp thời để tìm đầu ra cho bã thải gyps.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?