| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân gặp nhiều khó khăn thời Covid-19

Thứ Tư 22/04/2020 , 08:54 (GMT+7)

Tại Quảng Ninh, nhiều tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân không thể vươn khơi do ảnh hưởng xấu của đại dịch Covid-19.

Do tác động xấu của dịch bệnh Covid-19, mới chỉ có khoảng 30% tàu đánh bắt thủy sản tại Quảng Ninh ra khơi. Ảnh: Việt Cường.

Do tác động xấu của dịch bệnh Covid-19, mới chỉ có khoảng 30% tàu đánh bắt thủy sản tại Quảng Ninh ra khơi. Ảnh: Việt Cường.

Không thể ra khơi

Theo thống kê từ Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh: Địa phương hiện có trên 8.000 tàu cá với 32.000 lao động sống bằng nghề khai thác thủy sản, trong đó chủ yếu là ngư dân ở các vùng Quảng Yên, Vân Đồn, Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô, Hạ Long… Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất và đời sống của ngư dân bị ảnh hưởng lớn.

Được biết, thời điểm này giá dầu đang giảm mạnh, nguồn thủy sản dồi dào, tuy nhiên do thiếu lao động và khó tiêu thụ sản phẩm sau khai thác nên toàn tỉnh chỉ có khoảng 30% số tàu hoạt động. Thực tế, trong quá trình thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, một số ngư dân không phải người địa phương đã quay trở về quê, không thể quay về Quảng Ninh để tiếp tục làm việc. Thiếu nhân lực, thiếu lao động khiến nhiều tàu, thuyền không thể ra khơi.

Hơn nữa, thời điểm này, các thị trường tiêu thụ thủy, hải sản của ngư dân đang gặp khó khăn. Đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc, rất khó để XK sản phẩm thủy sản, trong khi đó tiêu thụ nội địa giảm mạnh làm giá trị mỗi chuyến đi biển giảm, ít mang lại lợi nhuận cũng đã tác động lớn đến tâm lý các chủ tàu.

Ông Nguyễn Thành Phú, ngư dân tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho hay:  "Tất nhiên việc không thể ra khơi vào thời điểm dịch bệnh là không tránh khỏi, nhưng với thời gian quá lâu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng tôi. Vùng ven biển này, nhà ai có tàu càng lớn thì càng phải lo, lo nhất là phải vận hành để bảo vệ thiết bị, cân đo chi phí cho lao động, suy nghĩ trả lãi suất ngân hàng đúng thời hạn".

Tại Cảng thủy sản Bạch Đằng, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long (Quảng Ninh), nhiều ngư dân vừa lo lắng, nhưng vẫn phải tiếp tục cuộc sống thường nhật. Từ đầu tháng 4 đến nay, cảng cá này mỗi ngày chỉ hoạt động trong vòng 3 tiếng đồng hồ.

Bà Nguyễn Thị Bé, một chủ tàu, cho biết: “Đến giờ số tàu hoạt động chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những ngư dân sinh sống gần biển, có đất khoanh nuôi thủy sản phục vụ gia đình là chính. Còn bán ra thị trường cũng  không đáng kể. Nếu như trước đây, thủy hải sản tôi bán đến cả vài tấn thì nay ngót nghé được vài chục cân, đã thế giá còn giảm đi một nửa".

“Hoạt động cảng thủy sản siết chặt do yêu cầu cấp thiết thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, phường Bạch Đằng đã thành lập 1 chốt kiểm dịch tại đây, đảm bảo kiểm soát toàn bộ ngư dân ra vào cảng.

Thời gian họp chợ, giao thương hàng hóa cũng được kiềm chế, đồng thời giảm bớt số giờ buôn bán, tránh tụ tập đồng người nên đôi chút ảnh hưởng đến việc buôn bán.

Tuy nhiên quá trình này xảy ra là tất yếu, bởi nhiều mối lấy hàng tại nhiều địa phương không thể ra vào Quảng Ninh tùy tiện. Chúng tôi được Ban quản lý cảng tuyên truyền đầy đủ về các quy định trong phòng, chống dịch", bà Bé cho biết thêm.

Đồng hành cùng ngư dân vượt qua khó khăn

Được biết, tại Quảng Ninh có rất nhiều hộ ngư dân giữ đất nông nghiệp, hoặc có đất nuôi trồng thủy sản nên vừa tạm thời tự túc lương thực, thực phẩm, vừa đảm bảo cung ứng một phần thủy, hải sản tươi sống ra thị trường. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, nếu dịch bệnh kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của ngư dân. Không ra khơi, ngư dân phải khấu hai tài sản lớn, kéo theo hệ lụy dài lâu về giải cứu mặt hàng thủy sản.

Để giảm bớt khó khăn cho các ngư dân, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo không có hộ ngư dân nào đứt bữa trong đại dịch.

Theo ông Hà Vân Giang, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Quảng Ninh, đây không phải là giải pháp có thể kéo dài. Thực tế lao động hoạt động trên ngư trường đang mất việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số lượng khá lớn, phần lớn trong số này là là lao động tự do, không có hợp đồng lao động hay bảo hiểm xã hội nên không đảm bảo các điều kiện để nằm trong diện được hưởng một số gói hỗ trợ hiện hành như trợ cấp thất nghiệp hay bất kỳ chính sách hỗ trợ nào.

Bên cạnh đó, đối với trên 200 tàu KTTS xa bờ có chiều dài trên 15m trên toàn tỉnh, theo quy định từ ngày 1/4/2020 buộc phải lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình mới được ra biển. Mỗi bộ thiết bị có giá 20-50 triệu đồng tùy loại. Đây là khoản kinh phí không nhỏ đối với ngư dân, nhất là trong điều kiện đang gặp nhiều cái khó do dịch Covid-19 như hiện nay, chính bởi vậy các ngư dân rất cần được hỗ trợ.

"Được biết về quy định này, hiện một số địa phương trong nước đã triển khai trích ngân sách hỗ trợ ngư dân 70% giá trị mua thiết bị hoặc hỗ trợ thuê bao wifi vận hành thiết bị trong cả năm, tuy nhiên tại Quảng Ninh chính sách này chưa được phê duyệt để thực hiện", ông Giang cho biết thêm.

Thời gian qua, để giải quyết sản phẩm nông sản còn tồn đọng, tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị các cơ quan, đơn vị, trường học và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh có giải pháp và hành động cụ thể, thiết thực tham gia tích cực hiệu quả giúp đỡ ngư dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm thủy, hải sản của tỉnh.

Hiện, nhiều tàu của ngư dân không thể ra khơi ra thiếu nhân lực và đầu ra cho sản phẩn thủy sản đánh bắt. Ảnh: Việt Cường.

Hiện, nhiều tàu của ngư dân không thể ra khơi ra thiếu nhân lực và đầu ra cho sản phẩn thủy sản đánh bắt. Ảnh: Việt Cường.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT cũng đã vào cuộc, phối hợp với chính quyền, đơn vị liên quan đồng hành, hỗ trợ bằng cách đẩy mạnh quy mô và tăng thêm điều kiện, năng lực chế biến, bảo quản các sản phẩm thủy sản để có phương án tổ chức, sơ chế cấp đông; Đồng thời xuống trực tiếp các địa phương đến vụ thu hoạch, nắm bắt nhu cầu cần hỗ trợ phía các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến thủy hải sản; quản lý quy hoạch vùng sản xuất tập trung và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, xử lý những trường hợp sản xuất ngoài vùng được quy hoạch và vi phạm an toàn thực phẩm.

Sở Tài chính cũng đang nghiên cứu đề xuất với tỉnh cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các đơn vị cấp đông, sơ chế, chế biến các mặt hàng thủy sản.

Xem thêm
Một xã thu gần 540 tấn cá lồng bè mỗi năm, doanh thu 30 tỷ đồng

HÒA BÌNH Xã Suối Hoa (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) nuôi 609 lồng cá trên sông Đà, mỗi năm cho thu hoạch gần 540 tấn cá, doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.