| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Thái Lan dọa biểu tình lớn vì IUU

Thứ Ba 17/12/2019 , 08:30 (GMT+7)

Khoảng 10.000 ngư dân thuộc 22 địa phương ven biển lên kế hoạch biểu tình để gây áp lực lên chính phủ phản đối việc siết chặt quy định đánh bắt cá.

Nguyên nhân là do chính phủ đột ngột áp luật đánh bắt mới để sớm được Ủy ban châu Âu (EC) dỡ thẻ vàng đánh bắt bị áp từ năm 2015 nhằm hạn chế tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp và truy xuất nguồn gốc thủy sản (IUU).

Nhiều tàu đánh bắt cá của ngư dân Thái Lan đã phải nằm bờ vì ngư trường bị bó hẹp

"Chúng tôi đã thông báo với đồn cảnh sát Nang Loeng theo đúng luật về các cuộc tụ tập đông người nơi công cộng. Và dự kiến sẽ có hơn 10.000 người từ 22 tỉnh sẽ tham gia cuộc tuần hành sắp tới", ông Mongkon Sukcharoenkhana, Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá Quốc gia Thái Lan (NFAT) cho biết.

Theo kế hoạch, từ nay tới ngày 15/1/2020, những người biểu tình sẽ tập hợp ở bên ngoài trụ sở Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã để gây sức ép với chính phủ cho đến khi yêu cầu của họ được đáp ứng. 

"Nếu chính phủ từ chối phản hồi các yêu cầu của chúng tôi thì phải bồi thường bằng cách mua lại tất cả tàu đánh cá và các thiết bị đánh bắt của ngư dân do chúng tôi không thể vươn khơi vì các quy định quá hà khắc", ông Mongkon tuyên bố.

Các chủ tàu đánh bắt bằng phương tiện lưới vây tỉnh Trat tụ tập biểu tình tại Bangkok hôm 7/12

Trước đó, hôm 11/12, ông Alongkorn Ponlaboot, cố vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Chalermchai Sri-on đã đề nghị đại diện các nhóm hội đánh bắt và buôn bán thủy hải sản tạm dừng cuộc biểu tình ở thủ đô. Tuy nhiên, theo giới quan sát, cái khó hiện nay là việc sửa đổi luật đánh bắt sẽ cần phải được sự chấp thuận của quốc hội.

Ông Alongkorn khẳng định, hiện bộ chủ quản đã thực hiện được 8 trong số 11 yêu cầu của ngư dân, đồng thời đã chuyển các vướng mắc còn lại cho các bộ ngành liên quan. Trong đó bao gồm cấp khoản vay trị giá 10,3 tỷ bạt để hỗ trợ thanh khoản lượng hàng hóa tồn kho của ngư dân.

Tuy nhiên theo ông Alongkorn, hiện các nhóm hội ngư dân tiếp tục yêu cầu Bộ trưởng Chalermchai phải thỏa hiệp, bao gồm đề xuất với chính phủ sửa đổi nhiều điều khoản hiện hành gây khó cho ngư dân.

Ngư dân gặp khó vì các quy định đánh bắt mới

Trong 5 năm qua, các cơ quan nhà nước ở Thái Lan đã ban hành các quy định đánh bắt mới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đánh bắt thủy sản nhưng lại không kèm theo các chính sách khắc phục hậu quả. Điều này khiến ngư dân bắt buộc phải thực hiện luật mới đẩy chi phí đánh bắt tăng vọt, trong khi giá cả thủy hải sản bị sụt giảm do hàng nhập khẩu tràn vào thị trường nội địa.

Còn nhớ hồi cuối tháng 6, ngay sau khi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha ban hành lệnh cấm, giới kinh doanh thủy sản trong nước đã phản ứng, cho rằng luật mới đã khiến ngành xuất khẩu thủy hải sản có trị giá 6 tỷ USD lao đao do mệnh giá đồng bạt tăng mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá Quốc gia Thái Lan lúc đó từng cảnh báo: "Chúng ta không cần thiết phải có những quy định đánh bắt nghiêm ngặt nhất thế giới, trong khi chính nó lại là những hình phạt bất công đối với ngư dân trong nước.

Hơn 100.000 lao động bị ảnh hưởng bởi quy định này có thể sẽ biểu tình phản đối một khi các các điều luật này không được nới lỏng. Đó là một quả bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào".

 

(BKP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất