| Hotline: 0983.970.780

Ngựa phi đường xa

Thứ Hai 06/01/2014 , 10:13 (GMT+7)

Đón xuân Giáp Ngọ, không hẹn thì ai cũng bàn chuyện con ngựa biểu tượng của năm 2014. Con ngựa không xa lạ gì với người Việt.

Đón xuân Giáp Ngọ, không hẹn thì ai cũng bàn chuyện con ngựa biểu tượng của năm 2014. Con ngựa không xa lạ gì với người Việt.

Dù các phương tiện giao thông hiện đại đã chiếm lĩnh xã hội công nghiệp, nhưng hình ảnh những chiếc xe ngựa lộc cộc trên những con đường quê rợp mát vẫn còn lưu lại tâm trí bao nhiêu người như một miền kỷ niệm khó quên. Đâu đó, ở vài tỉnh miền Tây Nam bộ và ở vài tỉnh Tây Nguyên, xe ngựa vẫn được dân chúng nông thôn yêu thích. Còn giữa không khí đô thị nhộn nhịp, để lưu giữ ký ức và để thu hút công chúng, nhiều khu du lịch thiết kế dăm chiếc xe ngựa để khách chụp ảnh và nếu cao hứng có thể làm một vòng tham quan trong phạm vi hẹp cùng bốn vó thi vị!

Lẽ thường, thứ gì quen thuộc với đời sống sẽ nhanh chóng được phản ánh trong những tác phẩm nghệ thuật. Hầu hết các danh họa nước ta như Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tư Nghiêm đều đôi lần đưa con ngựa vào tranh. Tuy nhiên, có hai tác phẩm quý giá được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là hai bức tranh miêu tả tháng ngày Bác Hồ ở chiến khu gắn bó với con ngựa. Thứ nhất là bức sơn dầu “Hồ Chủ tịch qua suối” của họa sĩ Nguyễn Sáng, thứ hai là bức sơn mài “Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc” của họa sĩ Dương Bích Liên.

Trong lĩnh vực âm nhạc, có nhiều người sáng tác có chủ đề liên quan đến con ngựa, từ bài hát thiếu nhi “Bố làm con ngựa” đến “Ngựa ô thương nhớ”. Thế nhưng, nhạc sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam đã làm thăng hoa hình ảnh con ngựa trong ca khúc là nhạc sĩ Lê Yên (1917-1998).

Giai đoạn tiền chiến, nhạc sĩ Lê Yên có bài “Ngựa phi đường xa” rộn ràng: “Ngựa phi, ngựa phi đường xa. Tiến trên đường cát trắng trắng xóa. Tiến trên đường nắng chói chói lóa. Trên đồng lúa theo cánh chim trời bay trên cao…”. Và khi tham gia cách mạng, nhạc sĩ Lê Yên có bài “Đoàn kỵ binh Việt Nam” hào hùng: “Núi sông đất Việt tăng vẻ huy hoàng, oai thế Nam quốc lừng xa bốn phương. Cố tiến! Dồn bước! Vùng lên! Ta cương quyết phòng thủ quê hương giữ gìn thanh danh. Tinh thần thượng võ luôn tươi sáng ngàn thu của người Việt Nam”.

Sòng phẳng đánh giá, “Ngựa phi đường xa” trải qua hơn 60 năm kể từ ngày được Ban nhạc Thăng Long công diễn lần đầu tiên, vẫn xứng đáng được xưng tụng là ca khúc sôi nổi nhất và trẻ trung nhất về hình ảnh con ngựa. Rất nhiều ca sĩ đã thể hiện “Ngựa phi đường xa” nhưng rất ít người dám quay video-clip ca khúc này vì… khó có được hình ảnh con ngựa tương đương với ca từ của nhạc sĩ Lê Yên.

Chưa biết mùa xuân Giáp Ngọ có ca sĩ nào đầu tư thêm cho ca khúc “Ngựa phi đường xa” không, nhưng tính đến thời điểm này duy nhất có ca sĩ Cao Minh quay video-clip để hòa nhịp cùng “Ngựa phi ngoài xa thật mau. Lúc nguy nan ta yêu thương nhau. Lúc bên đời quyết sức phấn đấu”. Tuy nhiên, ca sĩ Cao Minh chỉ minh họa bằng một chuyến xe thổ mộ chở mấy học trò trường làng, còn cảnh đàn ngựa hùng dũng lướt qua khung hình đều mượn phim tư liệu của nước ngoài để ghép vào.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm