| Hotline: 0983.970.780

Người dân háo hức 'xông đất' tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội

Thứ Năm 08/08/2024 , 10:31 (GMT+7)

8h sáng 8/8, chuyến tàu thương mại trên cao của đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội đã chính thức vận hành sau 14 năm xây dựng.

Chuyến tàu thương mại đầu tiên của đường sắt trên cao từ ga S8 (Cầu Giấy) cập ga cuối S1 (ga Nhổn) lúc 8h14'. Thời gian di chuyển 8,5km từ điểm trường Đại học Giao thông Vân tải về tới Nhổn (trường Đại học Công nghiệp) là 10 phút.

Chuyến tàu thương mại đầu tiên của đường sắt trên cao từ ga S8 (Cầu Giấy) cập ga cuối S1 (ga Nhổn) lúc 8h14'. Thời gian di chuyển 8,5km từ điểm trường Đại học Giao thông Vân tải về tới Nhổn (trường Đại học Công nghiệp) là 10 phút.

Theo đó, hai tàu mang số hiệu L3 từ ga Nhổn đi Cầu Giấy và chiều ngược lại, từ Cầu Giấy về ga Nhổn chính thức lăn bánh.

Rất nhiều người dân Thủ đô đã đến từ sớm để trở thành khách hàng đầu tiên "mở hàng" trong sự háo hức, hồi hộp.

Tại ga Nhổn, từ 6h sáng, công tác chuẩn bị đã được thực hiện. Hệ thống thang cuốn, thang máy đã được vận hành bên cạnh một hướng di chuyển khác bằng cầu thang bộ. Với thiết kế có tới 2 cầu thang cuốn, 2 cầu thang bộ và 1 cầu thang máy ở mỗi một bên hông của mỗi nhà ga, hành khách có nhiều sự lựa chọn và sẽ giảm tải trong các khung giờ cao điểm.

Nhân viên nhà ga Nhổn làm nhiệm vụ tại lối ra tàu.

Nhân viên nhà ga Nhổn làm nhiệm vụ tại lối ra tàu.

Những hành khách đầu tiên xếp hàng nhận thẻ để lên tàu tại ga Nhổn.

Những hành khách đầu tiên xếp hàng nhận thẻ để lên tàu tại ga Nhổn.

Trong 15 ngày đầu tiên kể từ khi vận hành, Ban quản lý đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội không thu tiền vé để người dân có cơ hội trải nghiệm phương tiện hiện đại được đầu tư nhiều tiền và nhiều năm.

Trong 15 ngày đầu tiên kể từ khi vận hành, Ban quản lý đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội không thu tiền vé để người dân có cơ hội trải nghiệm phương tiện hiện đại được đầu tư nhiều tiền và nhiều năm.

Bảng chỉ dẫn bên trong nhà ga Nhổn.

Bảng chỉ dẫn bên trong nhà ga Nhổn.

Thẻ lên tàu có dạng hình tròn, bên trong có tích hợp mã quét gắn chip điện tử. Hành khách sẽ đặt thẻ lên trên bảng nhận diện để máy quét. 

Thẻ lên tàu có dạng hình tròn, bên trong có tích hợp mã quét gắn chip điện tử. Hành khách sẽ đặt thẻ lên trên bảng nhận diện để máy quét. 

Nhân viên nhà ga hướng dẫn một hành khách lớn tuổi thực hiện thao tác quét thẻ qua máy kiểm soát vé.

Nhân viên nhà ga hướng dẫn một hành khách lớn tuổi thực hiện thao tác quét thẻ qua máy kiểm soát vé.

Sau khi nhận diện thẻ lên tàu hợp lệ, cửa lên tàu sẽ được tự động mở để hành khách tiếp tục di chuyển theo lối thang bộ hoặc thang cuốn để lên vị trí chờ tàu.

Sau khi nhận diện thẻ lên tàu hợp lệ, cửa lên tàu sẽ được tự động mở để hành khách tiếp tục di chuyển theo lối thang bộ hoặc thang cuốn để lên vị trí chờ tàu.

 
Nhân viên trực cửa điện tử kiểm soát thẻ lên tàu.

Nhân viên trực cửa điện tử kiểm soát thẻ lên tàu.

Thời điểm hiện tại, chủ dự án cho biết sẽ vận hành 6 đoàn tàu trên quãng đường 8,5km đi qua 8 nhà ga, từ Nhổn đến điểm cuối là Cầu Giấy.

Thời điểm hiện tại, chủ dự án cho biết sẽ vận hành 6 đoàn tàu trên quãng đường 8,5km đi qua 8 nhà ga, từ Nhổn đến điểm cuối là Cầu Giấy.

Mỗi đoàn tàu có 4 toa do Alstom (Pháp) sản xuất, sử dụng động lực phân tán với động cơ đặt dưới gầm tàu, chạy bằng điện công suất 750V DC được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới. Vỏ tàu được làm bằng hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, được chế tạo tại Pháp.

Mỗi đoàn tàu có 4 toa do Alstom (Pháp) sản xuất, sử dụng động lực phân tán với động cơ đặt dưới gầm tàu, chạy bằng điện công suất 750V DC được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới. Vỏ tàu được làm bằng hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, được chế tạo tại Pháp.

Tàu dừng tại ga Nhổn đón khách để di chuyển lên các ga tiếp theo đến Cầu Giấy.

Tàu dừng tại ga Nhổn đón khách để di chuyển lên các ga tiếp theo đến Cầu Giấy.

Giá vé lên tàu là 12.000 đồng/lượt. Nếu mua vé ngày là 24.000 đồng không hạn chế số lượt lên nhưng sẽ chỉ có thời hạn trong ngày. Nếu hành khách đi ga lẻ, giá vé lên tàu là 8.000 đồng/lượt/ga.

Giá vé lên tàu là 12.000 đồng/lượt. Nếu mua vé ngày là 24.000 đồng không hạn chế số lượt lên nhưng sẽ chỉ có thời hạn trong ngày. Nếu hành khách đi ga lẻ, giá vé lên tàu là 8.000 đồng/lượt/ga.

Bảng điện tử thông tin của chuyến tàu xuất phát từ ga Cầu Giấy đang di chuyển đến ga Nhổn.

Bảng điện tử thông tin của chuyến tàu xuất phát từ ga Cầu Giấy đang di chuyển đến ga Nhổn.

Nhân viên trực tại cửa ra tàu.

Nhân viên trực tại cửa ra tàu.

Hành khách đầu tiên từ ga Cầu Giấy vừa cập bến ga Nhổn đang được nhân viên hướng dẫn chỉ cửa ra. 

Hành khách đầu tiên từ ga Cầu Giấy vừa cập bến ga Nhổn đang được nhân viên hướng dẫn chỉ cửa ra. 

Ga Nhổn, ga đầu tiên trong lịch trình của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được đánh số thứ tự là Ga số 1.

Ga Nhổn, ga đầu tiên trong lịch trình của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được đánh số thứ tự là Ga số 1.

Giống với Ga S8 (ga Cầu Giấy), ga Nhổn nằm trước Đại học Công nghiệp, liền kề là điểm xe buýt hỗn hợp. Bên kia đường là chợ đầu mối. Khu vực này có mật độ người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc của cửa ngõ phía Tây Hà Nội.

Giống với Ga S8 (ga Cầu Giấy), ga Nhổn nằm trước Đại học Công nghiệp, liền kề là điểm xe buýt hỗn hợp. Bên kia đường là chợ đầu mối. Khu vực này có mật độ người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc của cửa ngõ phía Tây Hà Nội.

 
Với việc vận hành chạy thương mại đường sắt trên cao, dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chính thức tham gia vào việc vận chuyển hành khách. Người dân Thủ đô có thêm một sự lựa chọn phương tiện giao thông công cộng trong cuộc sống hằng ngày.

Với việc vận hành chạy thương mại đường sắt trên cao, dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội chính thức tham gia vào việc vận chuyển hành khách. Người dân Thủ đô có thêm một sự lựa chọn phương tiện giao thông công cộng trong cuộc sống hằng ngày.

Những hành khách đầu tiên trên chuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy sáng 8/8.

Những hành khách đầu tiên trên chuyến tàu điện Nhổn - Cầu Giấy sáng 8/8.

Không gian tiện ích bên trong toa tàu.

Không gian tiện ích bên trong toa tàu.

 
Trong buổi khai trương đầu tiên, do khung giờ là 8h sáng - thời điểm các đơn vị, cơ quan, công sở đã đến giờ làm việc nên số lượng người dân tới trải nghiệm đường sắt trên cao không nhiều, và phần lớn là những người lớn tuổi. 

Trong buổi khai trương đầu tiên, do khung giờ là 8h sáng - thời điểm các đơn vị, cơ quan, công sở đã đến giờ làm việc nên số lượng người dân tới trải nghiệm đường sắt trên cao không nhiều, và phần lớn là những người lớn tuổi. 

Người dân Thủ đô hoàn tất trải nghiệm cung đường từ ga Nhổn - ga Hà Nội (ga S1 đến ga S8).

Người dân Thủ đô hoàn tất trải nghiệm cung đường từ ga Nhổn - ga Hà Nội (ga S1 đến ga S8).

Sự chu đáo, chuyên nghiệp đang được đơn vị phương tiện công cộng này hướng tới nhằm góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô thân thiện, văn minh, bảo vệ môi trường.

Sự chu đáo, chuyên nghiệp đang được đơn vị phương tiện công cộng này hướng tới nhằm góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô thân thiện, văn minh, bảo vệ môi trường.

 
 
 

Với tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng; thời gian thi công 15 năm, đây là dự án "khủng" về mức đầu tư, đội vốn và thời gian chậm tiến độ. Công trình này khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015, nhưng sau bốn lần lùi tiến độ, mốc hoàn thành mới của toàn tuyến dự kiến là năm 2027.

Việc đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị này là sự mong đợi của người dân Thủ đô. Đây là một trong những dự án giao thông quan trọng của Thành phố, với mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải thiện hệ thống vận tải công cộng và góp phần bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới, có thể đạt 5,5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới, có thể đạt 5,5 tỷ USD năm 2024. 1.000ha lúa được sử dụng miễn phí chế phẩm vi sinh. Tây Ninh: Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước tới nay. Thu giữ hơn 500kg pháo hoa tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

Tiêu úng, cứu cây trồng sau siêu bão - Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hai khách mời: Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai TP Hải Phòng và ông Vũ Xuân Hạnh - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, cùng bàn về giải pháp tiêu úng, cứu cây trồng sau bão.

Cây trồng công nghệ sinh học - 10 năm bén rễ tại Việt Nam

Những thước phim nhìn lại sau 10 năm các giống ngô kháng sâu được chính thức gieo trồng tại Việt Nam. Những nghiên cứu ứng dụng cùng cách tiếp cận mới trong chỉnh sửa gen.

Hơn 400 người chữa cháy rừng ở Hải Dương

Hơn 400 người gồm các lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm... nỗ lực dập tắt đám cháy rừng phòng hộ ở khu vực núi An Phụ, xã An Sinh, thị xã Kinh Môn, Hải Dương.

Bình luận mới nhất