| Hotline: 0983.970.780

Người dân miền núi Quảng Nam 'khát' nước sinh hoạt

Thứ Tư 27/05/2020 , 06:35 (GMT+7)

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến các ao hồ sông suối dần cạn kiệt. Người dân các huyện miền núi Quảng Nam lại quay quắt với nỗi lo thiếu nước sinh hoạt.

Các bể chứa nước sinh hoạt của người dân đã dần khô cạn. Ảnh: Lê Khánh.

Các bể chứa nước sinh hoạt của người dân đã dần khô cạn. Ảnh: Lê Khánh.

Thời gian qua, tại Quảng Nam, nắng nóng kéo dài nhưng không có mưa, nền nhiệt luôn duy trì ở mức cao khiến các ao, hồ, sông, suối... khô cạn.

Cùng với đó, đối với những người dân miền núi ở địa phương này thì nguồn nước từ sông suối là nơi cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho nên việc khan hiếm nước khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn.

Đã hơn 1 tháng qua, do lượng nước từ đầu nguồn chảy về rất ít nên hơn 100 hộ dân ở khu dân dư thôn Lao Đu (xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn) phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hiện nay, nơi cung cấp nước duy nhất cho những hộ dân này là một bể nước tự chảy nhưng lượng nước cũng không đáng kể.

Vì các hộ dân này sống cách xa nhau, nên có nhiều hộ phải đi cả gần 1km để tắm giặt và chở nước về sinh hoạt. Theo ông A Hải (trú thôn Lao Đu), thời gian qua, nhiều hộ dân trong thôn không còn chút nước nào. Vậy nên, để sinh hoạt, cả gia đình lại phải ra bể nước tự chảy này.

Nhiều hộ dân phải dùng chung một vòi nước tự chảy nhưng nước chảy rất yếu. Ảnh: Lê Khánh.

Nhiều hộ dân phải dùng chung một vòi nước tự chảy nhưng nước chảy rất yếu. Ảnh: Lê Khánh.

“Cả thôn thì người đông mà chỉ có 1 bể nước nên cũng phải khó khăn lắm mới tới lượt mình để sử dụng. Hơn nữa bữa nay cái bể này nước cũng dần ít nước đi rồi. Thời gian tới, nếu cứ nắng nóng như vậy thì sợ rằng bể nước này cũng cạn, người dân không biết lấy nước đâu mà dùng”, ông Hải nói.

Theo ông Nguyễn Chí Sâm, Chủ tịch UBND xã Phước Xuân, 2 năm gần đây, thời tiết thay đổi thất thường, nắng hạn gây thiếu nước trên địa bàn. Do đó, để đối phó với tình hình hiện tại, trước mắt địa phương đề xuất làm 2 giếng khoan để giải quyết nước cho người dân thôn Lao Đu.

Cũng như huyện Phước Sơn, người dân sống dọc tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc xã Cà Dy (huyện Nam Giang) thời gian qua cũng chật vật với vấn đề tìm nước sinh hoạt. Thời điểm này, hầu như nhà nào cũng sắm cho mình vài chiếc can nhựa làm dụng cụ để hứng nước đem về nhà dùng.

Để có nước sinh hoạt, người dân phải chở bằng những can nhựa về dùng. Ảnh: Lê Khánh.

Để có nước sinh hoạt, người dân phải chở bằng những can nhựa về dùng. Ảnh: Lê Khánh.

Ông Trần Ngọc Tiên (trú thôn Bến Giằng, xã Cà Dy) cho biết, trước đây nhà ông bỏ tiền mua hơn 1.000m dây nước bắc lên đầu nguồn con suối về sử dụng, tuy nhiên do nắng nóng kéo dài nên hiện nay không có nước. Bây giờ, mỗi ngày ông phải kéo xe chở hàng chục bình nước ra gần UBND xã Cà Dy để lấy nước.

“Mấy chục hộ đều tới cùng một chỗ để lấy nước nên có khi phải chờ gần cả tiếng mới đến lượt mình. Cuộc sống của bà con đã vất vả rồi nay ngày nào cũng phải canh cánh việc tìm nước nên càng khó khăn hơn. Ngày nào cũng mất một khoảng thời gian đi lấy nước, rất tốn công”, ông Tiên nói.

Theo đại diện UBND xã Cà Dy, toàn xã có 4 thôn cơ bản đã có hệ thống nước sinh hoạt. Tuy nhiên vào mùa khô, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 nắng hạn không có mưa dẫn đến thực trạng thiếu nước.

Các con suối thì bị khô hạn, trong khi đó địa hình vùng núi phức tạp, việc kéo ống nước cho hộ dân không đồng đều, có chỗ nước dư, có chỗ nước thiếu trầm trọng. Người dân tự ý đấu nối đường dây dẫn nước cũng gây ảnh hưởng đến quá trình đưa nước về của các hộ khác.

“Thời gian tới chúng tôi sẽ kiểm tra tất cả nguồn nước, đặc biệt những con suối đảm bảo nước sạch để tập trung nguồn vốn kéo nước cho các hộ dân. Đối với những khu dân cư không có nguồn nước để kéo về hoặc quá xa, chúng tôi sẽ đề xuất với huyện có chủ trương khoan giếng đưa nước sinh hoạt về cho bà con”, ông Doãn Bing nói, Chủ tịch UBND xã Cà Dy cho biết.

Ông A Vô Tô Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, cho biết, các công trình nước sạch được đầu tư trước đây trên địa bàn huyện đã xuống cấp, hư hỏng. Mặt khác, suối đầu nguồn đã cạn kiệt nên nước chảy về qua đường ống rất yếu.

“Trước tình hình này, UBND huyện Nam Giang đã yêu cầu các phòng ban chức năng phối hợp với UBND xã Cà Dy, xã Chà Vàl, thị trấn Thạnh Mỹ kiểm tra hiện trạng, đề xuất UBND huyện phương án cụ thể để sửa chữa, nâng cấp kịp thời các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt”, ông Phương nói.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất