| Hotline: 0983.970.780

Người khuyết tật cần được cả xã hội quan tâm

Thứ Bảy 26/12/2020 , 05:30 (GMT+7)

Để đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, năm 2010 Quốc hội đã ban hành Luật người khuyết tật...

Ảnh: Unicef Việt Nam

Ảnh: Unicef Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Người khuyết tật qua các con số

Theo kết quả Điều tra quốc gia người khuyết tật Việt Nam năm 2016, tính đến cuối năm 2016 - đầu năm 2017, Việt Nam có gần 6,2 triệu người khuyết tật thực tế thường trú trong các hộ gia đình. Nếu tính cả nguồn số liệu tổng rà soát hành chính người khuyết tật thì cả nước có tổng số gần 6,3 triệu người khuyết tật, trong đó có 7 trăm nghìn trẻ em từ 2-17 tuổi và hơn 5,5 triệu người từ 18 tuổi trở lên.

Các dạng khuyết tật gồm: khuyết tật vận động thân dưới, khuyết tận nhận thức, khuyết tật vận động thân trên, thần kinh tâm thần, khuyết tật về giao tiếp. Cả nước có gần 5 triệu hộ có người khuyết tật, nghĩa là cứ 5 hộ thì có 1 hộ có người khuyết tật.

Hầu hết người khuyết tật bị ốm/bệnh, chấn thương hoặc có sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra (91,5%). Tỷ lệ người khuyết tật cần trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày vì vấn đề sức khỏe là 26,7%[1]

Theo Tổ chức Dân số của Liên hợp quốc thì người khuyết tật có nguy cơ bị bạo lực, bạo lực tình dục lớn hơn gấp 3 lần người bình thường khác.

Nhận rõ nguy cơ của người người khuyết tật trong việc bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã nêu khá chi tiết quy định bảo vệ người khuyết tật khỏi các hình thức bóc lột, bạo lực tại điều 15: “Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội, giáo dục và các biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật không bị bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng nào, kể cả bóc lột, bạo hành hoặc lạm dụng trên cơ sở giới, bất kể trong hay ngoài gia đình.

Các quốc gia thành viên cũng tiến hành mọi biện pháp thích hợp để ngăn chặn mọi hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, trong đó có thông qua bảo đảm những hình thức giúp đỡ, hỗ trợ thích hợp dành cho người khuyết tật trong giới hoặc lứa tuổi nhạy cảm hoặc gia đình, người chăm sóc họ, bao gồm thông qua cung cấp thông tin và giáo dục phòng tránh, nhận biết và báo lại những hành vi bóc lột, bạo hành và lạm dụng. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các dịch vụ bảo vệ này tôn trọng và phù hợp với lứa tuổi, giới và tình trạng khuyết tật của người liên quan.”

Người khuyết tật là phụ nữ và trẻ em là nhóm yếu thế nhất

Quỹ dân số của Liên hợp quốc (UNFPA) ước tính: Người khuyết tật gặp khó khăn cao gấp ba lần so với người không khuyết tật, phụ nữ khuyết tật gặp khó khăn và có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực giới cao gấp ba lần so với nam giới khuyết tật (UNFPA, 2018) [2]. Ðây là những đối tượng phải chịu sự phân biệt đối xử "kép" vì lý do khuyết tật và lý do về giới.

Các nghiên cứu cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. Nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao, chiếm hơn 35%.

Nạn nhân bị xâm hại tình dục là phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật thường rơi vào nhóm khiếm thính, khuyết tật trí tuệ (ACDC, 2020). Thông thường, hậu quả với nạn nhân sẽ trở nên rất nặng nề và tạo tâm lý hoang mang, lo lắng về môi trường sống không an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sống của họ.

Người khuyết tật, đặc biệt người khuyết tật là nữ cần được quan tâm nhiều hơn do họ vốn có sẵn sự mặc cảm, dễ bị kỳ thị nên khả năng hòa nhập xã hội thường thấp, khi bị xâm hại và bạo hành, người khuyết tật sẽ càng sống khép kín.

Đặc biệt, nếu nạn nhân mắc chứng tự kỷ thì sang chấn nặng nề về tâm ký sẽ khiến tình trạng trầm trọng, khó hồi phục hơn. Đa phần các nạn nhân của các vụ bạo hành không dám lên tiếng, không phản kháng bởi họ phần lớn sống phụ thuộc vào người khác.

Bên cạnh đó, thái độ của cộng đồng, sự thiếu hụt các dịch vụ hỗ trợ cần thiết đã tạo nên “sự im lặng” của rất nhiều nạn nhân. Và như vậy, nạn bạo lực đối với người khuyết tật nói chung và bạo lực giới đối với phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật vẫn cứ âm ỉ diễn ra.

Người khuyết tật cần được cả xã hội quan tâm

Người khuyết tật cần được bảo vệ và hỗ trợ kịp thời nhằm bảo đảm các quyền con người cơ bản, bảo vệ họ trước nguy cơ bị bóc lột, bạo lực và lạm dụng, trước tiên cần nâng cao nhận thức không chỉ cho người khuyết tật mà cả những người có liên quan (người chăm sóc, nhân viên y tế, cán bộ phụ trách, công an …), thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức và thực hành phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong công tác trợ giúp người khuyết tật.

(Kiến thức gia đình số 52)

    Tags:
Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.