| Hotline: 0983.970.780

Người lữ hành lặng lẽ ở Quốc hội

Thứ Năm 05/08/2021 , 09:20 (GMT+7)

'Người lữ hành lặng lẽ' là cuốn tiểu thuyết tư liệu của nhà văn Hữu Mai viết về cuộc đời ông Lê Quang Đạo - Chủ tịch Quốc hội khóa 8.

Cuốn sách viết về cố Chủ tịch Quốc hội - Lê Quang Đạo.

Cuốn sách viết về cố Chủ tịch Quốc hội - Lê Quang Đạo.

“Người lữ hành lặng lẽ” là một trong số ít tiểu thuyết tư liệu nổi tiếng của nhà văn Hữu Mai, đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 2017. “Người lữ hành lặng lẽ” tái hiện một không gian lịch sử, với nhân vật trung tâm là ông Lê Quang Đạo - một vị tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong mối liên hệ với nhiều nhân vật chính trị, quân sự, văn hóa lớn của Việt Nam đương thời.

“Người lữ hành lặng lẽ” Lê Quang Đạo đã đi qua những năm tháng cuộc đời giản dị mà hào hùng, từ bước chân thơ ấu trên quê hương Đình Bảng ra không gian đất nước rộng lớn vận động cùng lịch sử dân tộc, trải dài từ thời Pháp thuộc, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xuyên qua thời đoạn khó khăn, gian khổ của Tiểu thuyết tư liệu “đêm trước Đổi Mới” đến năm cuối cùng của thế kỷ 20.

“Người lữ hành lặng lẽ” được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành, như một món quà kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Lê Quang Đạo. Không gian, thời gian và hệ thống nhân vật phong phú được kết nối trong các sự kiện có thật, đã tạo nên tầm vóc lớn của “Người lữ hành lặng lẽ”. Nhà cách mạng Lê Quang Đạo hiện ra trong “Người lữ hành lặng lẽ” thật gần gũi, thật ấm áp, thật sắc nét. “Người lữ hành lặng lẽ” mang giá trị kép, vừa phác thảo đầy đủ chân dung Lê Quang Đạo vừa chứng minh tài năng văn chương Hữu Mai.

Nhà cách mạng Lê Quang Đạo tên thật là Nguyễn Đức Nguyện (1921 - 1999). Ông sinh ra trong một gia đình có nếp sống thanh tao, kỷ cương, hiếu học ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh văn hiến. Trong hơn 60 năm cống hiến, ông luôn có mặt nơi “đầu sóng ngọn gió”, hoàn thành xuất sắc mọi cương vị: gần 10 năm Bí thư Hà Nội và nhiều tỉnh thành lớn, gần 30 năm lãnh đạo công tác tư tưởng - văn hóa trong quân đội và Chính ủy nhiều chiến dịch lớn.

Những năm đảm nhận cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa 8 từ năm 1987 đến năm1992, ông Lê Quang Đạo chủ trương đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, mở rộng dân chủ, thông qua Hiến pháp 1992 và nhiều Bộ Luật, Luật quan trọng như Luật Đất đai (1987), Luật Đầu tư nước ngoài (1987), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Công ty (1990),… đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về cơ chế thị trường. Đồng thời ông Lê Quang Đạo cũng chính là người đã khởi xướng và hoàn thành xây dựng Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), một căn cứ pháp lý quan trọng cho đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

Ông Lê Quang Đạo có người vợ hiền nhỏ hơn 4 tuổi là nhà văn Nguyệt Tú, con gái của danh họa Nguyễn Phan Chánh. Đám cưới của ông Lê Quang Đạo và bà Nguyệt Tú được tổ chức vào tháng 9/1949, do ông Lê Đức Thọ làm chủ hôn. Trong đám cưới, chú rể Lê Quang Đạo vẫn mặc bộ quần áo nâu thường ngày. Cô dâu Nguyệt Tú quấn tóc kiểu ”một lô cốt” đặc trưng thời chiến, mặc chiếc áo nâu, quần lụa đen. Một ấn tượng của ngày vui này mà những ai có mặt không quên được là chú rể Lê Quang Đạo đã hát bài “Cây trúc xinh” để tặng cô dâu Nguyệt Tú.

Sống với nhau hơn nửa thế kỷ, ông Lê Quang Đạo và bà Nguyệt Tú có 4 người con: Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Quang Bắc, Nguyễn Quang Tuệ và Nguyễn Thị Nguyệt Tĩnh. Trong ký ức của bà Nguyệt Tú thì ông Lê Quang Đạo là người ngăn nắp và gọn gàng, luôn động viên và tạo điều kiện cho vợ sáng tác: “Tôi có thể trở thành nhà văn Nguyệt Tú, thì công không nhỏ thuộc về anh Lê Quang Đạo”.

Sau khi ông Lê Quang Đạo mất, nhà văn Nguyệt Tú đã dồn niềm thương nỗi nhớ đấng phu quân vào tập thơ “Mây trắng” để xuất bản vào năm bà 90 tuổi.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm