| Hotline: 0983.970.780

Người Mỹ mắc kẹt ở Nepal cầu cứu chính phủ

Thứ Bảy 28/03/2020 , 15:13 (GMT+7)

Gần 10.000 du khách bị mắc kẹt ở Nepal sau khi chính phủ nước này đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Du khách xếp hàng dài chờ gia hạn thị thực. Ảnh minh họa: Vietnamnet.

Du khách xếp hàng dài chờ gia hạn thị thực. Ảnh minh họa: Vietnamnet.

Steve Beyatte và Christina Brady-Smith đã có 8 ngày đi bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn khi mẹ Brady-Smith, nhắn tin cho cặp vợ chồng cảnh báo các sân bay sẽ đóng cửa và họ cần phải rời đi nhanh chóng.

Cặp vợ chồng sống ở San Francisco đã dành 10 tháng cuối trong năm nay để đi du lịch khắp thế giới để kỷ niệm cuộc hôn nhân của họ thay cho một đám cưới truyền thống. Họ đã đến Nepal vào tháng 2 và lên kế hoạch đi du lịch khắp đất nước này.

Cả hai đã tìm cách quay trở lại Kathmandu, thủ đô của Nepal, vào ngày 23/3 để bay về Hoa Kỳ vào ngày hôm sau. Nhưng tối hôm đó, họ nhận được một cuộc gọi từ nhân viên khách sạn nói Nepal ra sắc lệnh tạm trú tại chỗ, và các chuyến bay của họ đã bị hủy.

Beyatte và Brady-Smith nằm trong số nhiều người bị mắc không về được nhà vì đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới và các quốc gia thực hiện các biện pháp ngày càng quyết liệt để làm chậm sự bùng phát của dịch bệnh. Chỉ riêng ở Nepal, có tới 10.000 du khách bị mắc kẹt sau khi chính phủ niêm phong biên giới và đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế.

"Đại sứ quán Hoa Kỳ ở đó đã làm rất ít để giúp đỡ chúng tôi", Beyatte, một nhà phát triển web 33 tuổi nói.

Beyatte và Brady-Smith đang ở tại một khách sạn với một số người nước ngoài khác khi biết sẽ bị mắc kẹt. Họ xem các đại sứ quán Anh, Đức và Australia trấn an công dân nước mình. Nhưng khi cố gắng liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ để được giúp đỡ, Beyatte và Brady-Smith không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào.

“Cách giao tiếp của họ có vẻ cực kỳ hung dữ” và "Nó là một cơn ác mộng", Beyatte cho biết.

Hôm thứ Sáu, Đức đã đưa hơn 300 người từ Nepal lên chuyến bay cứu hộ, cùng ngày một số người quốc tịch Pháp đã bay ra khỏi Lukla, tại căn cứ của đỉnh Everest. Các đại sứ quán Anh và Australia đảm bảo với công dân của họ rằng sẽ có một chuyến bay hỗ trợ trở về nhà.

Trong khi đó, Hoa Kỳ dường như đã làm rất ít để giúp người Mỹ bị mắc kẹt ở Nepal. Điều này khiến Beyatte thật sự thất vọng.

Anh nói: “Đại sứ quán Hoa Kỳ đã không thông tin về những gì diễn ra, về những gì họ làm hoặc về cách họ giúp đỡ bất cứ điều gì”. “Họ không đưa ra bất cứ điều gì. Tôi đã gọi họ một triệu lần. Họ không hề có chút phản ứng nào”.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với tờ HuffPost rằng họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình trên toàn thế giới, bao gồm cả hành khách công dân Hoa Kỳ trên hơn 50 tàu du lịch vẫn đang lênh đênh trên biển.

Vào ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: “Vẫn tồn tại những trở ngại nghiêm trọng khi chúng tôi tìm cách thực hiện một nỗ lực chưa từng có để hồi hương hàng ngàn người Mỹ từ khắp nơi trên thế giới”. Bộ Ngoại giao đã đưa về hơn 9.000 công dân Mỹ từ 28 quốc gia về nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố thêm: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi công dân Mỹ sử dụng các lựa chọn giao thông thương mại nếu có. Khi các tùy chọn này không còn tồn tại, các nhóm của chúng tôi đang khai thác tất cả các phương tiện có thể để giúp người Mỹ về nhà, bao gồm cả việc thuê riêng chuyến bay khi thích hợp”.

Beyatte và vợ đã cố gắng về nhà bằng phương tiện giao thông thương mại nhưng không có kết quả. Họ đã đặt bảy chuyến bay khác nhau trở về Hoa Kỳ; bốn đã bị hủy bỏ và ba còn lại có khả năng cũng bị hủy.

Do thiếu thông tin từ các kênh chính thức, Beyatte cho biết anh chủ yếu dựa vào một nhóm Facebook nơi những người bạn đồng hành bị mắc kẹt ở Nepal chia sẻ thông tin về liên lạc của họ với đại sứ quán, mở cửa khách sạn và cập nhật tình hình phong tỏa.

John Arns, 43 tuổi sống ở Oakland, California cũng bị mắc kẹt ở Nepal và thường xuyên đọc tin tức của các nhóm người Mỹ bị mắc kẹt ở Nepal “Americans Stuck in Nepal”, nói: “Nhóm facebook này rất tốt vì mọi người đều chia sẻ những gì họ biết, nhưng đáng lẽ đó là công việc của đại sứ quán cần gửi email cho mọi người hoặc cập nhật trang web chết tiệt đó”.

Arns đến Nepal vào tháng Hai sau khi trải qua sáu tháng ở Ấn Độ. Anh trở lại Ấn Độ vào tuần trước nhưng chuyến bay ngày 22/3 của anh đã bị hủy bỏ. (Vào thứ Tư, Ấn Độ tuyên bố tự phong tỏa sau khi hơn 600 cá nhân có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Họ đã tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ Châu Âu và Hoa Kỳ từ một tuần trước đó).

Arns quyết định trở về Mỹ để chăm sóc cha mẹ già, do lo lắng họ có thể nhiễm virus. Nhưng những kế hoạch đó cũng bị cản trở sau khi chuyến bay ngày 26/3 của anh bị hủy bỏ. Không còn sự lựa chọn nào khác, anh gia hạn visa ở Nepal và hiện tại, anh bị mắc kẹt ở Nepal.

Anh đã cố gắng đăng ký Chương trình khách du lịch thông minh, một dịch vụ của Bộ Ngoại giao cho phép khách du lịch Hoa Kỳ nhận được các cập nhật an ninh mới nhất, nhưng trang web không hoạt động. Không được khuyến khích và rời đi mà không có lựa chọn nào khác, anh đã chuyển sang nhóm Facebook để được giúp đỡ.

“Tôi không tin rằng chính phủ sẽ quan tâm tới tôi”, Arns tức giận.

Bên ngoài thủ đô của Nepal, gần 500 người leo núi bị mắc kẹt trên núi sau khi họ không thể đi xuống khỏi đường mòn trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.

Đầu tháng này, chính phủ Nepal đã hủy bỏ mùa leo núi năm nay - bao gồm những chuyến đi đến Mt. Everest - vì sự bùng phát của dịch Covid-19, hy vọng sẽ ngăn chặn hơn 700.000 khách du lịch đến thăm các ngọn núi mỗi năm.

Walt Zink, một nhiếp ảnh gia và nhân viên pha chế 44 tuổi từ Boston đã đến Nepal vào ngày 10/3 để leo lên đỉnh Everest và chụp một loạt chân dung của người dân trong khu vực.

Walt Zink, nhiếp ảnh gia và nhân viên pha chế 44 tuổi đến từ Boston, đến Nepal vào ngày 10/3 để đi bộ qua khu vực Everest. Ảnh: Facebook nhân vật.

Walt Zink, nhiếp ảnh gia và nhân viên pha chế 44 tuổi đến từ Boston, đến Nepal vào ngày 10/3 để đi bộ qua khu vực Everest. Ảnh: Facebook nhân vật.

Khi nghe tin về việc cấm đường, anh bắt chuyến bay cuối cùng từ Lukla đến Kathmandu vào ngày 23/3, để bắt chuyến bay từ thủ đô trở về Hoa Kỳ, nhưng anh đã quá muộn. Zink đã bỏ lỡ chuyến bay cuối cùng ra khỏi Kathmandu.

Zink, hiện đang ở cùng với một người bạn, đang theo dõi cùng nhóm Facebook đó, chờ đợi tin tốt.

"Khó mà không nhìn vào các quốc gia khác cũng như hành động nhanh chóng của họ", Zink tuyệt vọng.

“Những chính phủ đó đang thực sự đối xử với mọi công dân như con người. Còn chính phủ Mỹ lại không như vậy với công dân của mình”, Beyatte cay đắng.

(Theo HuffPost)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.